Phụ Nữ Sức Khỏe

Nếu trẻ ngủ muộn, hãy xem lại lỗi của cha mẹ

Hầu hết những lý do khiến trẻ ngủ muộn thường xuất phát từ những thói quen và sai lầm của cha mẹ.

Các nhà khoa học khuyến cáo trẻ cần ngủ từ trước 10 giờ tối và thức dậy vào 6 - 7 giờ sáng hôm sau. Đây là thời gian lý tưởng trẻ tận dụng để phát triển chiều cao.

Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng được hưởng thời điểm vàng này.

Trong đó nhiều nguyên nhân lại xuất phát từ thói quen sống mà cha mẹ áp đặt lên trẻ. Hãy cùng điểm danh những lỗi của cha mẹ khiến con thường xuyên thức khuya.

Cha mẹ quá bận rộn

Cuộc sống hiện đại với guồng quay của công việc khiến cha mẹ thường không có được thời gian chu toàn cho gia đình.

Thông thường các phụ huynh ở thành thị có xu hướng cho trẻ ngủ muộn hơn các cha mẹ ở nông thôn cũng bởi nguyên nhân này.

Giả sử một ngày làm việc của bố mẹ kéo dài đến 8h tối, sau đó mới là khoảng thời gian cho gia đình thì sự quan tâm dành cho sinh hoạt của con sẽ hạn chế lại.

Nhiều đứa trẻ được ghi nhận bắt đầu giấc ngủ là lúc 11 giờ, có khi là 12 giờ. Điều này vô tình ảnh hưởng đến giờ ngủ trẻ đáng được hưởng.

Cha mẹ quá bận rộn khiến hành trình chăm con không chu đáo (Ảnh minh họa)

Cha mẹ không xây dựng được nếp ngủ cho con

Cho con ngủ theo bản năng là một trong những sai lầm lớn nhất của nhiều cha mẹ Việt. Bởi giấc ngủ cần được xây dựng theo một nếp cố định, và việc trẻ ngủ không đúng giờ giấc là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu.

Các nhà khoa học dành nhiều lời khuyên rằng: cha mẹ nên xây một lịch biểu về giấc ngủ cho con cụ thể với giờ ngủ trưa, thời gian ngủ trưa, giờ ngủ tối đến đêm và thời gian ngủ từ tối đến đêm như thế nào, và luyện cho trẻ thực hiện đúng quy trình này. 

Khiến con “ỷ lại” vào việc được dỗ mới ngủ

Câu chuyện bắt đầu bằng việc bé chợt tỉnh dậy giữa giấc ngủ của mình, mẹ lập tức dỗ con ngay. Điều này khiến trẻ dần tập phản xạ có điều kiện rằng mình cần được vỗ về, ôm ấp và quên mất việc mình có thể tự ru mình ngủ trở lại.

Nhiều mẹ khiến con "ỷ lại" vào việc dỗ dành để ngủ lại (Ảnh minh họa)

Cha mẹ quá bao bọc nên trẻ sinh ra tâm lý ỷ lại. Điều này xảy ra và đúng với mọi trường hợp, không chỉ là giấc ngủ. Vì thế nên tập cho trẻ thói quen tự ngủ lại khi gặp những đợt vặn mình hoặc tỉnh giấc nhẹ.

Để con thức đến lúc nào buồn ngủ thì tự ngủ

Nhiều ông bố bà mẹ bất lực với việc cho con ngủ nên đành “bất đắc dĩ” để con thức đến khi nào buồn ngủ thì con tự ngủ.

Đây là cách làm rất nguy hiểm vì nó sẽ kéo dài quãng thời gian thức đêm của con mỗi tối. Nếu không xây dựng được nếp ngủ, trẻ vẫn cứ thức đêm kéo dài, vừa không giúp tận dụng thời gian cho hoocmon tăng trưởng, vừa khiến con uể oải vào buổi sáng ngày hôm sau.

Vì thế nhất thiết phải xây dựng nếp ngủ cho trẻ theo đúng giờ giấc.

Cha mẹ thiếu kiên nhẫn

Áp lực cuộc sống, khó khăn khi luyện ngủ vô tình khiến sự kiên nhẫn trong mỗi bậc cha mẹ cạn kiệt dần. Lời khuyên lúc này cho bố mẹ là hãy tiến hành từng bước thật chậm, không nên nóng vội.

Bắt đầu sẽ là việc cho trẻ lên giường sớm hơn, tạo không gian ngủ thật dễ chịu, ánh sáng dịu nhẹ, mùi thơm dễ chịu. Mẹ có thể kể chuyện, hát ru cho con, làm mọi cách khiến con thư giãn và dần đi vào giấc ngủ.

Công cuộc luyện ngủ nếu bình tĩnh, mẹ chỉ mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng là đã có thể ghi nhận những kết quả tích cực.

Theo Quang Phú/Gia Đình Mới

Tin liên quan

Trẻ xem điện thoại nhiều vô cùng nguy hại

Không chỉ gây ra nhiều bệnh lý về mắt, thần kinh... trẻ dùng điện thoại thiếu sự quản lý...

10 điều quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ có thể bạn chưa biết

Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông điệp: "Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong...

Nhận biết và xử trí viêm da tiếp xúc do côn trùng

Khu nhà tôi ở buổi tối có nhiều côn trùng bay vào nhà. Gần nhà tôi đã có người...

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần lưu ý

Hạch bạch huyết phân bố trên toàn bộ cơ thể, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn...

Những thực phẩm kị nhau các mẹ cần tránh khi nấu ăn cho bé

Các bậc cha mẹ khi bắt đầu hành trình cho con ăn dặm đều mong muốn mang đến những món...

Bị bỏ quên trong ô tô, trẻ tử vong do sốc nhiệt: Cách phòng như thế nào?

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng – chuyên khoa Nhi, Texas, Mỹ trẻ bị bỏ quên trong ô tô dù...

Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Bình thường hay bất thường?

Mọc răng là một trong những mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé, chứng tỏ bé đã...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 12 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình