Nên tránh xa các thực phẩm sống
Những thực phẩm chưa chín hoặc còn sống như gỏi, tiết canh, rau sống… là thực phẩm hoàn toàn không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Những thực phẩm có thể còn chứa vi khuẩn, khi ăn vào cơ thể sẽ khiến vết viêm loét lâu lành hơn, thậm chí tiến triển nhanh, mạnh hơn.
Thực phẩm quá nóng
Nhiều người có thói quen ăn thức ăn nóng sốt dù chúng ta đang ở nước cận nhiệt đới. Thói quen này là do đồ ăn nóng sẽ tăng cảm giác thơm ngon hơn cho miệng. Tuy nhiên các món ăn này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong dạ dày con người có một lớp niêm mạc có thể tự phục hồi nếu bị tổn thương. Đồ ăn nóng từ 65 độ có khả năng làm tổn thương tới niêm mạc dạ dày và đường ruột rất lớn. Nếu chỉ thỉnh thoảng chúng ta ăn đồ ăn quá nóng, thì lớp niêm mạc tổn thương này có thể phục hồi lại. Tuy nhiên nếu hành động này diễn ra một cách thường xuyên thì lợp niêm mạc dạ dày rất khó có thể hồi phục.
Các loại đồ uống có cồn và caffeine
Caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Ngoài ra, rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét dạ dày.
Trên đây là những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, bạn cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ: sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian chữa trị. Có như vậy sẽ giúp kiểm soát và đầy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể.
Dinh dưỡng cho người đau dạ dày
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bánh mì, bánh quy, các loại khoai củ, mật ong.
Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, các loại rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như: cải bắp, rau cải, cải xanh, cà rốt, khoai tây, bí đỏ… để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém ở người mắc bệnh lý dạ dày.