Tiến sĩ Nerina Ramlakhan nói với The Guardian rằng ngâm nga là một phương pháp tiện lợi để chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ phản ứng hóa học xảy ra bên trong cơ thể. Nếu bạn không ngâm nga được theo âm "ZZZ...", hãy thử âm "MMM...".
Ramlakhan giải thích rằng bằng cách ngâm nga khi ngậm miệng, cơ thể sẽ tự nhiên tạo ra “oxit nitric trong khoang mũi, một chất khử trùng, kháng vi-rút và chống viêm”.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã xác nhận rằng việc ngâm nga làm tăng oxit nitric và một số chuyên gia khác đồng ý rằng việc này thực sự có thể làm giảm cảm giác kiệt sức.
Tiến sĩ Louis Ignarro, người đoạt giải Giải Nobel về Sinh lý học – Y dược vào năm 1998 vì khám phá ra những lợi ích của Ô-xít Nitric cho cơ thể người, nói với Shape: “Sau khi ngâm nga xong, nếu bạn hít vào bằng mũi ngay lập tức, bạn có thể thu được khá nhiều oxit nitric” .
Giáo sư dược lý phân tử và y tế tại UCLA giải thích rằng oxit nitric giúp mở rộng đường thở và mở rộng các mạch máu để phổi nhận được nhiều oxy hơn. Lưu lượng máu tăng lên giúp tuần hoàn tốt hơn, rất quan trọng để chống lại bệnh tật.
Ông nói: “Nitric oxit trong phổi sẽ tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút".
Theo Eddie Weitzberg, một nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, người cho biết 5 giây ngâm nga giúp tăng lượng oxit nitric trong khoang mũi tương đương gấp 15 lần so với 5 giây của việc thở ra truyền thống.
Ông nói: “Nếu bạn ngâm nga 10 giây, tất cả không khí sẽ được trao đổi. Với nhịp thở bình thường, phải mất từ nửa giờ đến một giờ.”
Ngoài thời gian ngâm nga ồn ào, Ramlakhan nói rằng thường xuyên nghỉ giải lao nhanh trong vài phút - và không sử dụng màn hình - có thể hữu ích và đề xuất tối đa 5 phút mỗi giờ rưỡi.
Ramlakhan nói với The Guardian: "Nếu chúng ta sống theo nhịp điệu của chu kỳ của mình, chúng ta sẽ cho phép mình bổ sung năng lượng một cách có chủ ý và không liên tục".
Và cuối cùng, mẹo cuối cùng của Ramlakhan để tăng cường năng lượng khi cảm thấy thiếu năng lượng là hãy suy nghĩ tích cực, vì “mệt mỏi là tác dụng phụ thường gặp của chứng lo âu”.
Tóm lại, 3 biện pháp dễ dàng dành cho những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không ngủ đủ giấc được Ramlakhan chia sẻ đó là ngâm nga, nghỉ giải lao và suy nghĩ tích cực.