Phụ Nữ Sức Khỏe

Nắng nóng, nhà có người già cảnh giác 6 căn bệnh nguy hiểm này, bệnh thứ 4 luôn là "ác mộng"

Trong những ngày nắng nóng và nhiệt độ tăng cao như hiện nay, người già rất dễ bị đột quỵ cũng như nhiễm các bệnh về hô hấp, tim mạch và các bệnh về da...

Người già thường sức đề kháng suy giảm, nhiều cơ quan không còn hoạt động ổn định, đặc biệt là với những người có bệnh lý mãn tính khi gặp thời tiết nắng nóng rất dễ gây bệnh nguy hiểm. 

6 nhóm bệnh người cao tuổi cần đề phòng trong ngày nắng nóng:

Đột quỵ là căn bệnh đáng sợ nhất của người già. Ảnh minh hoạ

 

Bệnh tim mạch

Mùa hè nóng nực, người cao tuổi bị ra mồ hôi nhiều nên rất dễ bị mất nước và chất điện giải. Trong khi đó, người cao tuổi lại hay mất cảm giác khát nên không chủ động uống đủ nước cần thiết. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp). Khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh rất khó khăn.

Vì thế, người cao tuổi cần thiết phải uống nhiều nước, ăn nhiều rau và canh để cơ thể luôn có đủ nước và các chất điện giải; tránh lạnh đột ngột.

Bệnh đường hô hấp

Mùa hè, người cao tuổi rất dễ bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp). Nguy hiểm nhất là đối với người cao tuổi bị bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng.

Vì thế, ngày nắng nóng, người cao tuổi cần hạn chế ra ngoài, nếu đi nắng về cần nghỉ ngơi từ 15 - 30 phút mới tắm hoặc vào phòng điều hòa.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến trong mùa hè do đồ ăn thức uống rất dễ bị nhiễm khuẩn gây không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài.

Nếu những bệnh đường tiêu hóa này tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm sức khỏe của người cao tuổi suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, nội tiết, tim mạch… tăng cao hơn.

Bệnh đột quỵ

Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người cao tuổi thường xảy ra vào chiều tối hoặc nửa đêm về sáng lúc mà thân nhiệt có nhiều thay đổi. Nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Do đó, người cao tuổi nên hạn chế đi lại hay làm việc trong những ngày nắng nóng.

Bệnh về da

Vào mùa nắng nóng, một số bệnh về da cũng thường gặp ở người cao tuổi như viêm da dị ứng gây ngứa. Ngứa có khi không chỉ ở một vùng của da và lan tỏa nhiều nơi, thậm chí có trường hợp viêm da dị ứng nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét.

Bệnh zona là bệnh do vi rút gây ra và thường chúng ký sinh sẵn trong cơ thể một số người đã từng bị bệnh thủy đậu (loại vi rút gây bệnh thủy đậu cũng đồng thời là vi rút gây zona).

Sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè kèm theo sức đề kháng giảm là những điều kiện tốt cho loại vi rút gây bệnh zona tái xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Bệnh xương khớp

Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau các khớp vai gáy, đau nhức khớp gối khi người cao tuổi bị mất ngủ, trằn trọc do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào ban đêm.

Vì thế, người cao tuổi cần phải giữ giấc ngủ được ngon giấc, hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp, nên tập luyện thể dục dưỡng sinh hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng cho người cao tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

4 lưu ý khi phòng bệnh mùa nắng nóng 

- Không ra ngoài khi nắng gắt, nếu công việc buộc phải ra khỏi nhà, cần đội mũ hoặc nón rộng vành, mặc ít quần, áo, tốt nhất là loại vải cotton, có kính râm càng tốt. Khi ngoài nắng về nhà, không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè lạnh, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh...); không nên uống bia lạnh, nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn; không vào phòng máy lạnh ngay, không cho quạt gió xoáy vào mình và không được tắm ngay khi còn mồ hôi. 

 - Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, không để tình trạng khát nước. Nên ăn nhiều rau, trái cây, nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón. Người mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình để tránh bệnh tái phát, nặng thêm.

- Cần ăn uống hợp vệ sinh, tránh xa thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống...) hoặc thực phẩm của ngày hôm trước (đề phòng đã nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ôi, thiu). Dù nóng nhưng lúc ngủ (kể cả ngủ ban ngày) đều phải nằm màn để tránh muỗi đốt.

- Nên tham gia các bài tập thể dục dành cho người cao tuổi về mùa hè (tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi) vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa mọc, chiều muộn hoặc đi bộ tùy theo sức khỏe khi trời đã dịu mát. Tránh tập thể dục, bơi, đi bộ lúc trời còn nắng nóng.

Theo M.H (th) / Gia đình và Xã hội

Tin liên quan

Cụ bà 107 tuổi vẫn trẻ như 60 tuổi, bí quyết sống thọ là 2 kiểu ăn uống đơn giản

Nhiều người hỏi bà Vương về bí quyết sống thọ và khỏe mạnh, bà chỉ cười và nói bản thân...

Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang quá tải, 6 việc nên làm thường xuyên để thải độc gan,...

Một thực tế rất đáng tiếc là rất nhiều người chưa hiểu biết nhiều về việc dưỡng gan nên dễ...

4 loại thực phẩm nên gạch khỏi chế độ ăn hàng ngày nếu không muốn quá trình lão hóa diễn...

Không muốn lượng estrogen trong cơ thể cạn kiệt thì chắc chắn bạn cần hạn chế ăn những món sau...

Kiểu đi bộ “độc lạ” tốt cho tim, xương, khớp, đốt cháy calo hiệu quả: Bạn đã biết chưa?

Đi bộ kiểu Bắc Âu là bài tập giúp rèn luyện cơ thể, tốt cho tim và cải thiện sức...

Chạy bộ buổi sáng hay đi bộ buổi tối, phương pháp tập luyện nào tốt hơn? Sự thật có thể...

Chạy hoặc đi bộ là bài tập thể chất phổ biến, được nhiều người lựa chọn để tập luyện...

Bước qua tuổi 50, đàn ông làm được 6 điều này thì xin chúc mừng, cơ thể của bạn vận...

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, các triệu chứng lão hóa ở nam giới sẽ ngày càng...

Ngực cậu bé 11 tuổi phát triển như ngực bé gái, cha mẹ đừng chủ quan với căn bệnh này

Nói đến sự phát triển của ngực, phản ứng đầu tiên của nhiều người sẽ liên tưởng đến các bé...

Tin mới nhất

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

1 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

1 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

1 giờ trước

Nam tài tử trong phim Lật Mặt 7 chia sẻ cuộc hôn nhân với vợ kém tuổi, bà xã vẫn...

1 giờ trước

Dương Mịch bị chê thảm trong phim mới, nam vương 'dầu mỡ' Dương Dương liền bị dân tình réo tên...

1 giờ trước

Giáng My - ‘hoa hậu độc nhất vô nhị’ 33 năm chưa có người kế vị, tuổi 53 vẫn trẻ...

1 giờ trước

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

3 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

9 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình