Phụ Nữ Sức Khỏe

Muốn sống chung với virus, mỗi người cần có '3 loại vắc xin đặc biệt' chứ không phải cứ tiêm là xong

Các chuyên gia cho rằng, để an toàn cho chính mình khi sống chung với dịch bệnh, mỗi người cần có 3 loại vắc xin đặc biệt.

Đối với đại dịch Covid-19, ngay cả các chuyên gia trên thế giới cũng xác định tinh thần sống chung với lũ, không thể đưa dịch về bằng 0.

TS.BS. Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế khuyên mọi người cần có 3 loại "vắc xin" đặc biệt và kèm theo đó là những "bí quyết" cơ bản để sống chung an toàn với nCoV.

Ba loại "vắc xin" đặc biệt đó là:

Một là, vắc xin phòng nCoV, có tác dụng giúp cơ thể sinh kháng thể, kích hoạt các tế bào nhớ của hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt ngay khi virus SARS-CoV-2 dám bén mảng xâm nhập vào cơ thể ta.

Hai là, bạn cần có "vắc xin miễn dịch nội tại", là thứ vắc xin bền vững lâu dài, thể hiện khả năng "nội công thâm hậu" của chính bạn, không phải vay mượn từ ngoài, sẵn sàng mọi lúc đánh chặn virus SARS-CoV-2 ngay khi chúng xuất đầu lộ diện.

Ba là, bạn cần có "vắc xin ý thức", là thứ vắc xin luôn đóng vai trò cầu nối kết gắn hai thứ vắc xin vừa nêu thành "kiềng 3 chân", giúp cho miễn dịch của bạn luôn ở mức tối ưu và sẵn sàng bảo vệ cơ thể mọi lúc.

 

Đối với "vắc xin nCoV", bạn cần nhớ 10 thông tin cơ bản như sau:

- Vắc xin nCoV cho thấy cách tiếp cận và chuẩn bị chiến lược nhất hiện nay, có thể giúp bạn phòng nguy cơ lây nhiễm virus một cách hiệu quả. Nếu không may trở thành, bệnh sẽ nhẹ hơn và khó chuyển nặng.

- Sau tiêm vắc xin nCoV đủ liều, bạn vẫn có thể mắc nhiễm virus, nhưng bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ qua đời. Ngoài ra, bạn có thể không có triệu chứng và vô tình trở thành "người lành mang virus" và vẫn có thể phát tán, lây truyền virus cho người khác.

- Không cần thiết làm test nhanh kháng thể trước khi tiêm vắc xin nCoV. Tốt nhất, bạn vẫn tiêm chủng khi đến lượt.

- Các vắc xin nCoV đã được phê duyệt đều cho thấy hiệu quả tốt, bạn cần tiêm ngay dù là loại nào đã được cấp phép đưa vào triển khai.

- Sau 14 ngày của tiêm mũi 1 cho thấy đã có khả năng phòng nhiễm nCoV, nhưng giá trị phòng bệnh vẫn cao hơn sau tiêm mũi 2.

- Sau tiêm vắc xin nCoV đủ liều, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa (5K: giữ khoảng cách, khẩu trang, rửa khử khuẩn tay…). Nếu có triệu chứng nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn vẫn cần khai báo y tế và làm xét nghiệm PCR.

- Do tất cả vắc xin được phê duyệt không sử dụng virus sống gây bệnh nCoV, vì vậy không thể gây bệnh nCoV cho người được tiêm chủng. Sau tiêm vắc xin, làm xét nghiệm PCR không cho kết quả dương tính.

- Hiện tại, không khuyến cáo làm test nhanh hoặc định lượng kháng thể cho những người đã được tiêm vắc xin nCoV.

- Nhiều nghiên cứu hiện nay chưa xác định đầy đủ thời gian miễn dịch của người đã từng nhiễm nCoV (F0) kéo dài bao lâu, nhưng miễn dịch sẽ không bền vững, giảm theo thời gian và không phải bảo vệ vĩnh viễn cho bạn đối với virus SARS-CoV-2.

Theo hướng dẫn Bộ Y tế hiện nay, những người có tiền sử rõ ràng đã mắc nCoV trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm vắc xin.

  • Theo thực tiễn diễn biến dịch nCoV hiện nay, khả năng rất cao phải tiêm nhắc lại định kỳ, đi kèm phát triển nhanh và chủ động có các loại vắc xin mới, có vậy mới theo kịp sự xuất hiện các biến thể mới và tái tạo miễn dịch bền vững lâu dài.
 

Để có "vắc xin miễn dịch nội tại", bạn cần chú ý 10 dấu hiệu cảnh báo và 10 cách tối ưu miễn dịch cơ thể như sau: 

- Cần ăn uống lành mạnh và hạn chế rượu bia.

- Ăn trái cây và rau quả đủ loại màu sắc dễ tìm kiếm quanh bạn: Nên bổ sung  2-3 chén trái cây và rau mỗi ngày.

- Cần có giấc ngủ ngon đủ giấc là ưu tiên trong duy trì miễn dịch: Hầu hết người lớn nên ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm.

- Không để cơ thể mất nước, nhất là trong những ngày hè nắng nóng: Luôn nhớ uống đủ nước, cụ thể nên uống 8 ly nước/ngày (mỗi ly chứa khoảng 200 ml)

- Tranh thủ nhận vitamin D: Chỉ cần 2 bàn tay và khuôn mặt tiếp xúc 10-15 phút với ánh nắng mặt trời hàng ngày đã có thể cung cấp cho bạn với 3.000 -5.000 IU vitamin D.

- Bổ sung nhiều kẽm giúp tăng miễn dịch: Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như  cua, hàu tôm hùm, sữa chua, thịt lợn, bí ngô, hạt điều, đậu xanh và ngũ cốc.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học: Thực phẩm như sữa chua, atisô, nấm, kefir, măng tây và kombucha…

- Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục 30 phút/ngày

- Sinh hoạt nhóm và tăng tương tác cộng đồng.

- Chủ động kiểm soát căng thẳng và cảm xúc, kết hợp tập Yoga và thiền

Cuối cùng đối với "vắc xin ý thức", TS.BS. Lê Thanh Hải cũng đưa ra 10 khuyến cáo cơ bản như sau:

- Luôn giữ khoảng cách an toàn, lên kế hoạch học và làm việc online trong bình thường mới.

- Tự rèn thói quen rửa tay đúng lúc, hạn chế đưa tay sờ lên mắt, mũi, miệng.

- Khẩu trang như vật bất ly thân.

- Tự rèn thói quen súc rửa mũi và họng 2-3 lần mỗi ngày.

- Tích cực điều trị và kiểm soát các bệnh nền, đồng thời học cách tự chữa nếu không may mình trở thành F0, F1.

- Vệ sinh nhà cửa thông thoáng để sống chung lâu dài với virus.

- Tự rèn cách nín thở trong 5-10 giây với tình huống gặp người lạ bất ngờ.

- Nhớ đi tiêm vắc xin nCoV nhắc lại đúng thời hạn, nếu có yêu cầu.

- Tự học cách làm test nhanh kháng nguyên nCoV khi cần thiết.

- Thường xuyên kết nối thông tin liên quan về dịch tễ dịch nCoV tại nơi bạn cư trú, cần khai báo y tế đầy đủ theo yêu cầu.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Lý do bác sĩ khuyên dân trồng cúc tần, diếp cá trong nhà

Các thầy thuốc xưa đã dùng Cúc tần và Diếp cá phòng chữa nhiều bệnh về phổi.

Phát triển vaccine dạng hít chống lại viêm phổi kháng thuốc

Nghiên cứu mới cho biết, một loại vaccine dạng hít có thể bảo vệ chuột chống lại chủng vi khuẩn...

Dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 ở người mắc bệnh nền

Đối với những người có bệnh nền khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, dùng thuốc hạ sốt như thế...

Dùng chung nhà vệ sinh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 không?

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở nhà vệ sinh chung không cao nếu mọi người rửa tay sạch sẽ, không...

Nước dừa tốt cho sức khỏe, nhưng uống nước dừa sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cách này lại có hại

Uống nước dừa sau tiêm vaccine phòng COVID-19 được nhiều người dùng để bổ sung chất điện giải cho...

F0 khỏi bệnh có phải thay mới toàn bộ quần áo, đồ dùng?

Theo bác sĩ, sau khi giặt, phơi khô hoàn toàn, người mắc Covid-19 khỏi bệnh có thể sử dụng lại...

Dùng thuốc trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường (DFI) là vấn đề hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường...

Tin mới nhất

Người đàn ông bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ ngao ngán: tiết kiệm 1, phá sức khỏe 10, nhiều...

7 giờ trước

Cô gái bất ngờ nôn ra nước đen sau khi đau bụng kinh, bác sĩ: bệnh này không chữa được

8 giờ trước

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2: Nếu thuộc nhóm người này bạn cũng nên thận trọng

8 giờ trước

Thường xuyên bị đỏ mắt và ù tai, người đàn ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phổi...

8 giờ trước

5 xu hướng chăm sóc tóc theo kiểu Hàn Quốc nhất định phải thử, vừa đơn giản nhưng cực hiệu...

8 giờ trước

Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa, cần làm gì?

12 giờ trước

Thiếu muối i-ốt, gánh nặng cho tuyến giáp, cần ăn gì bổ sung?

12 giờ trước

Xu hướng mới trong điều trị ung thư vú

23 giờ trước

Cảnh báo: Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ vật nuôi chui vào cơ thể

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình