Phụ Nữ Sức Khỏe

Dùng thuốc trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường (DFI) là vấn đề hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). DFI là biến chứng nghiêm trọng, điều trị khó khăn, có thể dẫn đến cắt cụt chi dưới. Vì thế điều trị, chăm sóc DFI thế nào để tránh cắt cụt chi là điều nhiều người quan tâm.

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường - một tình trạng nguy hiểm

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường có nguyên nhân phổ biến là do tổn thương thứ phát mạch máu; chấn thương và/hoặc áp lực tại chỗ thường liên quan đến mất cảm giác do bệnh thần kinh. Ngoài ra còn kèm theo bệnh mạch máu nhỏ, đưa đến nhiều dạng DFI khác nhau.

Do nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường làm giảm tuần hoàn mạch máu nhỏ, hạn chế thực bào và kháng sinh tiếp cận đến nơi nhiễm trùng, nên thường gặp khó khăn trong điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ còn có thể mắc bệnh mạch máu ngoại vi (bao gồm mạch lớn, bệnh mạch máu nhỏ và mao mạch) dẫn đến hoại thư mạch máu ngoại vi.

Quản lý DIF đòi hỏi cần đặc biết chú ý đến việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, lấy mẫu thích hợp để nuôi cấy, lựa chọn liệu pháp kháng sinh thận trọng, nhanh chóng xác định thời điểm cần can thiệp phẫu thuật, chăm sóc vết thương nhiều hơn (nếu cần) và chăm sóc toàn diện.

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường - một tình trạng nguy hiểm.

Bệnh nhân ĐTĐ cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân để nhập viện. Tại khoa bàn chân ĐTĐ, các bác sĩ sẽ thực hiên một số biện pháp, như: đảm bảo sự chăm sóc tối ưu cho vết thương tại chỗ (rửa và cắt bỏ mô hoại tử), giảm tải áp lực, đánh giá và điều trị mạch máu nếu cần, kiểm soát đường huyết tốt… để có kết quả tốt nhất.

Dùng thuốc như thế nào?

Điều trị bệnh lý DIF khá phức tạp. Mục tiêu của điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng trên lâm sàng. Đồng thời hạn chế tối đa khả năng mất mô mềm và đoạn chi.

 

Để điều trị DFI cần dùng thuốc kháng sinh và chăm sóc tổn thương. Tùy theo tổn thương nhiễm trùng, tùy loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ được dùng kháng sinh khác nhau. Nhiều trường hợp có thể phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Ví dụ:

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường do nhiễm cầu khuẩn gram dương: Với nhiễm trùng nhẹ, chưa biến chứng, sẽ được điều trị bằng penicillin bán tổng hợp kháng được penicillinase hoặc cephalosporine thế hệ 1. Trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp beta-lactam, bệnh nhân có thể được chuyển sang kháng sinh clindamycin; sulfamethoxazole/trimethoprim; macrolid, doxycycline.

Nhiễm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm: Với bệnh nhân bị nhiễm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm sẽ sử dụng kháng sinh amoxicillin/clavulanate hoặc ampicillin/sulbactam; sulfamethoxazole/trimethoprim…

Lưu ý khi điều trị

Song song với dùng thuốc, cần giảm tải ổ loét bằng cách loại bỏ vết chai, sử dụng khuôn tiếp xúc toàn bộ bàn chân, dùng đệm lót, nẹp chỉnh hình, giày trị liệu riêng cho DIF, mang tất và phẫu thuật kéo giãn gân Achille.

Nếu có hoại tử, cần phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử. Cuối cùng, khi không còn cứu vãn được nữa, buộc phải đoạn chi để tránh nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng huyết…

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị DFI cần kiểm soát tình trạng chuyển hóa tốt, đặc biệt là kiểm soát đường huyết chặt chẽ, đảm bảo tình trạng dinh dưỡng thích hợp, bổ sung vitamin và khoáng chất, tránh để bệnh nhân thiếu máu, kiểm soát nhiễm trùng…

Cần đảm bảo tình trạng dinh dưỡng thích hợp, bổ sung vitamin và khoáng chất.

Để có kế hoạch điều trị một cách đầy đủ cho bệnh nhân DIF có tình trạng suy giảm miễn dịch, giảm khả năng chống bội nhiễm và lành tổn thương, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các thầy thuốc: Bác sĩ nội tiết, chuyên gia các bệnh lý ở chân, chuyên gia phẫu thuật mạch máu, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, điều dưỡng chăm sóc vết thương.

Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thuốc đúng, đủ theo đơn bác sĩ đã kê để kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế biến chứng. Thực hiện tái khám định kỳ đúng lịch và để ý đến tổn thương ở bàn chân, dù là nhỏ nhất.

Theo DS. Nguyễn Ngọc Thùy Trâm- DS. Nguyễn Hồng Trâm/SKĐS

Tin liên quan

5 KHÔNG khi uống nước chanh ấm vào thời điểm vừa thức dậy buổi sáng để tránh rước họa vào...

Nước chanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mắc những sai lầm dưới đây khi tiêu thụ có thể...

Ireland thu hồi lô mì Hảo Hảo vì chứa chất có thể gây ung thư

Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland quyết định thu hồi một số lô mì Hảo Hảo và miến Good...

Nữ sinh viên 'cứu cánh' chị em với thực đơn Eat clean, giãn cách bao lâu cũng không lo tăng...

Trong thời gian giãn cách xã hội, có lẽ vấn đề cân nặng tăng "vụt" không thể kiểm soát đối...

Ngải cứu có hoạt chất chống virus COVID-19 rất mạnh

Thảo dược trị sốt cao có tiềm năng chống COVID-19? Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bang...

SOS: Thêm 26.000 người Việt mắc ung thư phổi năm 2020, 90% đều hút thuốc lá

Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong...

Cảnh báo: Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương...

Các chuyên gia cảnh báo khi sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài, người nghiện sẽ phải đối mặt...

7 vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng có thể phá hủy máy giặt

Máy giặt là một thiết bị cần thiết trong mỗi gia đình nhưng không phải vật dụng nào chúng ta...

Tin mới nhất

AngelaBaby comeback trên địa hạt thời trang, tạo hình 'xấu lạ' khiến dân tình 'khóc thét'

10 giờ trước

Võ Hạ Trâm tiết lộ phản ứng của chồng và con gái khi biết tin mang bầu lần 2

10 giờ trước

Bật mí 5 mẹo vặt để có một giấc ngủ bình yên khi người bên cạnh “ngáy”

10 giờ trước

Chẳng cần sắm quần áo mới, chị em vẫn xinh đẹp nhờ 4 tips diện đồ cũ cực hay ho...

10 giờ trước

5 bài tập giảm mỡ đùi và eo tuyệt nhất khi ở nhà, lười biếng nằm trên giường cũng thực...

10 giờ trước

Mẹo chăm sóc da: Cần bổ sung gì trong chế độ ăn uống hàng ngày để có làn da luôn...

10 giờ trước

Viêm khớp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

10 giờ trước

Bố ruột của Triệu Lộ Tư bất ngờ xuất hiện trong vlog của con gái, tính cách gây chú ý?

13 giờ trước

Dương Tử bất ngờ bị hiểu lầm là nữ chính Lâm Giang Tiên vì một sở thích 'kì quặc'?

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình