Theo một số nghiên cứu, vảy nến là căn bệnh có tính cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn dịch. Đồng thời, nguyên nhân gây bệnh còn có thể do: Stress, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, khí hậu, môi trường hay nghiện thuốc lá, bia, rượu,... Thông thường, bệnh sẽ tiến triển theo từng đợt và có thể dai dẳng suốt đời nhưng lại lành tính.
Khi mắc vảy nến, người bệnh sẽ thấy những mảng đỏ có kích thước khác nhau, gồ lên, cứng và có ranh giới rất rõ ràng với các vùng da đầy bên cạnh. Ban đầu, khi giới hạn chưa rõ ràng thì rất dễ bị nhầm với chàm mỡ, nấm da. Đồng thời, các nốt vảy nến sẽ có khuynh hướng lan ra phía trước, ở trán và tạo thành hình móng ngựa.
Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống hợp lý thì đôi khi còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả hơn dùng thuốc. Theo đó, người bệnh vảy nến nên ăn các loại cá biển (cá thu, cá hồi,...), rau củ quả có nhiều beta-caroten, vừng đen, bông cải xanh, ngao, sò,... Vì vậy, dưới đây bài viết sẽ gợi ý một số món ăn mà người bị vảy nến nên ăn thường xuyên.
Canh mướp đắng (khổ qua)
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, có công dụng mat gan, dưỡng huyết, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì thế, mướp đắng không chỉ là thực phẩm dễ chế biến mà giúp hỗ trợ chữa bệnh vảy nến hiệu quả.
Nguyên liệu
200g mướp đắng
30g đậu phụ non
20g nấm mèo
20g miến
Cà rốt, hành tím, gia vị
Cách chế biến
Ngâm nấm mèo và miến cho mềm, sau đó xắt nhỏ nấm mèo và miến thành từng sợi nhỏ; cà rốt cũng xắt thành sợi, sau đó băm nhỏ. Đậu phụ bóp nát rồi trộn chung với nấm mèo, miến và cà rốt rồi nêm thêm gia vị vừa ăn.
Rửa sạch mướp đắng sau đó cắt thành từng khúc và bỏ ruột. Đem hỗn hợp đậu phụ, nấm mèo, miến, cà rốt nhồi vào mướp. Tiếp tục phi hành tím với dầu nóng cho thêm rồi thêm khoảng một bát nước vào chảo, đợi nước sôi thì thả mướp đắng vào, đun vừa lửa cho đến khi mềm là có thể ăn được.
Canh bí đao
Canh bí đao không chỉ là món ăn thơm ngon, dễ chế biến mà còn có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sinh tân, lợi tiểu. Đồng thời, nó còn giúp hỗ trợ giảm tình trạng vảy nến ở người bệnh.
Nguyên liệu
200g bí đao
4 cái chân gà
Rau mùi, hành hoa, gia vị
Cách chế biến
Rửa sạch và chặt chân gà thành từng khúc; bí đao gọt vỏ, rửa sạch, bỏ ruột (nếu có) rồi cắt thành từng khúc vừa ăn. Sau đó, cho chân gà vào nồi nước, ninh cho đến khi nhừ thì bỏ thêm bí đao vào nồi. Chờ đến khi canh sôi thì cho thêm rau mùi, hành hoa đã được xắt nhỏ và nêm thêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Chè đậu xanh nha đam
Từ trước đến nay, đậu xanh luôn là loại thực phẩm rất tốt để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh vảy nến. Cụ thể, đậu xanh kết hợp nha đam sẽ là món ăn lý tưởng giúp thanh nhiệt, giải độc, thích hợp để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa.
Nguyên liệu
150g đậu xanh.
50g nha đam đã bỏ vỏ.
50g bột sắn dây.
Nửa quả chanh, đường, vani.
Cách chế biến
Nha đam xắt hạt lựu, sau đó ngâm trong 1 bát nước có vắt nửa quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút. Bóp nha đam cho hết nhớt rồi rửa sạch lại. Còn đỗ xanh thì xát vỏ, ngâm nước lạnh khoảng 2 giờ rồi rửa lại với nước.
Đổ nước cùng đậu xanh vào nồi và đun cho đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm một chút đường. Hòa tan bột sắn với 1 chút nước rồi đổ từ từ vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy đều để bột sắn không bị vón cục. Cuối cùng, cho nha đam vào nồi, đợi đến khi sôi thì cho thêm một chút vani rồi tắt bếp.