Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn thuốc phòng, trị đau đầu

Theo Đông y, đau đầu thường do “nội thương và ngoại cảm”. Nếu do nội thương phần nhiều do máu tuần hoàn lên não kém. Nếu do ngoại cảm thường do phong hàn và phong nhiệt là chính. Xin giới thiệu một số món ăn phòng trị đau đầu.

Đau đầu do “nội thương”

Đau do thiếu máu não thường lúc đau lúc không, người hay bị mệt mỏi… Nên ăn vị bổ huyết tăng cường máu lên não như: giá đậu xào hẹ hoặc xào gan heo, bò non; hoa lý xào thịt heo hoặc nấu canh; cải xoong xào thịt bò; bí đỏ hầm đậu phụng…; các món bổ dưỡng như: hạt sen, ngó sen táo, nhãn, dâu, na, măng cụt, bí đỏ, nấm mèo, thịt cá, trứng, sữa, đậu mè…

Đau do âm hư hỏa vượng: Thường đau đầu vùng đỉnh, khi nắng nóng đau tăng. Nên ăn vị bổ huyết thanh hỏa như: đậu đen, mè đen, đậu xanh, đậu nành, đậu bắp... Tăng cường ăn rau củ quả tươi, uống nước sinh tố trái cây tươi như cam chanh bưởi...

Đau đầu do “ngoại cảm”

Nếu đau do ngoại cảm phong hàn: thường đau đầu kèm có ớn lạnh nghẹt mũi, sổ mũi. Nên ăn vị cay ấm giải biểu như ăn rau kinh giới, tía tô, hành, kiệu, rau mùi, thì là, húng quế, các loại rau thơm. Nên ăn cháo giải cảm, cho hành, gừng tía tô; các món khác chế biến từ thịt, cá, rau, củ, quả đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tiêu, ớt, tỏi…

Đau đầu do ngoại cảm phong nhiệt, nên uống nước mía

 

Nếu đau do ngoại cảm phong nhiệt (viêm nhiễm): Thường đầu biểu hiện mặt đỏ, miệng khô khát. Nên ăn vị bổ mát giải phong nhiệt, tiêu viêm như giá đậu xào hẹ, rau má nấu canh thịt heo, rau diếp xốt cà chua, bí đỏ hầm đậu phụng, cháo vịt đậu xanh, canh bí đao thịt vịt…; các món chế biến từ rau đắng, cải xoong, rau diếp cá, tần ô, đậu xanh, đậu đen rau củ quả tươi các loại… Uống nước mía, bột sắn dây, nước atisô, chanh, cam, bưởi, dưa hấu... Nếu sốt cao, nên uống bột sắn dây hoặc nước sinh tố trái cây tươi.

Phòng trị đau đầu cần lưu ý: Nếu đau đầu do “nội thương”, người nóng, nên kiêng thức ăn kích thích như: cà phê, thuốc lá, trà đặc… Nếu do “âm hư hoả vượng”, nên kiêng các loại thức ăn mặn, khô cay nóng... Nếu do “ngoại cảm phong hàn”, nên kiêng thức ăn nguội, sống, lạnh. Nếu do “phong nhiệt” (viêm nhiễm), kiêng thức ăn mặn cay nóng như: tiêu ớt, cá khô, thịt cá kho mặn…

Theo Lương y Phan Thị Thạnh/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Những bài thuốc từ cây rau má

Để chữa viêm amidan, dùng cây rau má tươi giã nát vắt lấy nước cốt, thêm giấm ngậm nuốt từ...

Món ăn thuốc từ cà

Mâm cơm gia đình Việt Nam thường có món canh (luộc, xào), món mặn (thịt hay cá), nước chấm và...

Đậu xanh làm thuốc

Theo y học cổ truyền, đậu xanh vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích...

Món ăn, bài thuốc trị sốt xuất huyết

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở các tỉnh thành. Để giúp người dân nâng cao kiến...

5 bài thuốc hay trị chứng tiểu đêm

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được...

Rau mồng tơi - Món ngon, vị thuốc tốt ngày hè

Trên mâm cơm của nhiều gia đình, bát canh rau mồng tơi không thể thiếu trong những ngày hè nóng...

Món ăn, bài thuốc từ con hến

Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

16 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 1 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình