Phụ Nữ Sức Khỏe

Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?

Giống như những phẫu thuật khác, biến chứng sau phẫu thuật mổ thay khớp háng có thể xuất hiện và cần được hiểu biết rõ để dự phòng và điều trị tốt hơn.

PGS.TS Dương Đình Toàn, phó Trưởng khoa Khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp như thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp sau chấn thương, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay bệnh lý khớp háng ở trẻ em.

“Các dấu hiện của khớp háng thường xuất hiện từ từ tăng dần. Ban đầu, dấu hiệu đau khớp có thể xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp có thể chỉ xuất hiện khi bạn đi bộ trên một quảng đường dài, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, đau có thể xuất hiện cả khi ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hơn, hoặc đau dai dẳng, thường xuyên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng” - PGS.TS Dương Đình Toàn nói.

 

Theo bác sĩ Toàn, thông thường, lúc đầu đau có thể xuất hiện ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.


PGS.TS Dương Đình Toàn, phó Trưởng khoa Khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ cách phòng ngừa gãy xương khớp háng ở người cao tuổi (Ảnh: BSCC)

Người bệnh có cảm giác hơi khó khăn khi làm các động tác như cắt móng chân, đi tất, đi giầy hoặc khi mặc quần áo. Khi ngồi ghế, cảm thấy khó khăn khi đứng dậy, hoặc khó khăn khi bước lên hoặc xuống xe hơi, lên xuống cầu thang…

Khi đi bộ, người bệnh cảm thấy khó bước trong vài bước đầu tiên, thậm chí đi tập tễnh hoặc phải dừng để nghỉ ngơi. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, chân ngắn hơn chân lành

PGS.TS Dương Đình Toàn cho biết: “Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng khớp háng, khó khăn khi bước đi… thì nên đi khám bác sỹ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để bác sỹ tìm nguyên nhân gây đau khớp háng. Thông thường chỉ cần làm một số xét nghiệm cơ bản và chỉ cần chụp phim Xquang thường qui cũng đủ để chẩn đoán nguyên nhân”.

Điều trị không phẫu thuật

Theo PGS.TS Dương Đình Toàn, có nhiều phương pháp điều trị không cần phẫu thuật như thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân, tập luyện, dùng các phương tiện trợ giúp khi đi lại và uống thuốc theo bác sĩ kê đơn.

“Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen… giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sỹ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày… Lúc này cần mau chóng đi thăm khám” - PGS.TS Dương Đình Toàn nhắc nhở.

Bên cạnh đó một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như glucosamine, chondroitin.


Ảnh minh họa/Nguồn: Homecare

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…

Biến chứng sau mổ thay khớp háng

Nhiễm trùng

Theo PGS.TS Dương Đình Toàn, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh trước và những ngày sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua vết mổ. Nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bề mặt da (nhiễm trùng nông), có thể xuất hiện ở sâu, ở xương, trong khớp (nhiễm trùng sâu).

“Nhiễm trùng có thể xảy ra ngay sau mổ, hoặc xẩy ra sau nhiều năm do vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, từ một ổ nhiễm khuẩn khác trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh có mang khớp nhân tạo nên dùng kháng sinh trước khi làm răng, khi có phẫu thuật hoặc có vết thương phần mềm trên cơ thể.

Nhiều trường hợp nhiễm trùng có thể chỉ cần dùng kháng sinh. Có trường hợp nhiễm trùng sâu, cần phải tiến hành phẫu thuật để làm sạch ổ khớp, thậm chí lấy bỏ khớp nhân tạo. Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ thay khớp háng chiếm khoảng 1%, trong đó 60% là nhiễm trùng nông, 40% là nhiễm trùng sâu” – Bs Toàn nói.

Tắc mạch do cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch)

Cục máu đông có thể hình thành từ tĩnh mạch sâu của chân hoặc xương chậu sau phẫu thuật. Các thuốc chống đông như aspirin, heparin trọng lượng phân tử thấp được dùng dự phòng sau mổ có thể ngăn ngừa được sự hình thành cục máu đông. Cục máu đông dễ hình thành trong 4 tuần đầu sau mổ.

Các biểu hiện khi có cục máu đông như đau chân không giải thích được, kèm theo sưng nề và đỏ ở một hoặc hai chân. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm Doppler mạch máu có thể thấy được cục máu đông và vị trí của chúng. Khi chẩn đoán có cục máu đông, cần phải điều trị bằng thuốc chống đông trong vài tuần.

Một tỷ lệ rất ít là cục máu đông di chuyển lên phổi, gây suy hô hấp đột ngột.

Lỏng khớp

Một khớp háng nhân tạo được sử dụng qua hàng chục năm năm, các bộ phận của khớp nhân tạo dần tách ra khỏi xương, gây nên tình trạng lỏng khớp. Hầu hết lỏng khớp là do nguyên nhân cơ học (sử dụng khớp hàng ngày qua thời gian), một số lỏng khớp do nguyên nhân sinh học (do tiêu xương). Khi lỏng khớp gây nên tình trạng đau khớp, một phẫu thuật thay lại khớp được tiến hành. Thời gian lỏng khớp phụ thuộc nhiều yếu tố, chủ yếu xuất hiện sau15-20 năm, có trường hợp xuất hiện sớm hơn.

Ngày nay cùng với những tiến bộ về đổi mới công nghệ và chất liệu trong sản xuất khớp nhân tạo, tuổi thọ của khớp càng ngày càng được nâng cao hơn.

Trật khớp

Trật khớp là tình trạng chỏm khớp trật ra khỏi ổ cối. Nguyên nhân chủ yếu do sai tư thế như bắt chéo chân, ngồi xổm, với tay quá xa (đi tất, giầy)…

“Trật khớp dễ xẩy ra trong 8 tuần đầu, giai đoạn phần mền quanh khớp đang phục hồi. Bác sỹ phẫu thuật sẽ dặn dò người bệnh những động tác tránh làm sau mổ để phòng trật khớp. Nhìn chung, tỷ lệ trật khớp tổng thể là thấp. Khi trật khớp, chỉ cần nắn lại là khớp sẽ về” – Bs Toàn nói.

Chân ngắn chân dài

Trong một số trường hợp sau mổ thay khớp háng, người bệnh cảm thấy chân ngắn chân dài. Nếu trước mổ, khớp háng bị viêm làm cho chân ngắn lại, thì sau mổ chiều dài chân thay đổi, thường là bằng chân bên không mổ hoặc là dài hơn (nếu chân chưa mổ cũng bị thoái hóa khớp háng).

Bác sĩ Toàn cho rằng trong một số trường hợp để cân bằng phần mềm, hoặc làm vững khớp, bác sỹ phẫu thuật cố tình làm tăng chiều dài của chi.

“Nếu sau mổ thấy chân dài chân ngắn, người bệnh không nên lo lắng, chỉ cần đi một chiếc dày độn đế là có thể thoải mái, trở lại như người như bình thường” – PGS.TS Dương Đình Toàn nói.

Theo Thùy Linh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

8 tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều phô mai!

Tiêu thụ quá nhiều phô mai có thể tàn phá sức khỏe của bạn, từ đầy hơi đến tăng cân...

Bất ngờ với sự thay đổi của cơ thể khi uống trà mỗi ngày

Nhâm nhi một tách trà ấm mỗi ngày có thể là một trong những điều tốt nhất bạn có thể...

7 loại thực phẩm gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Hãy để dạ dày của bạn được nghỉ ngơi và tránh những thực phẩm này có thể gây ra vấn...

Bột yến mạch có giúp làm giảm táo bón không?

Bột yến mạch được biết đến với lợi ích tốt cho tim mạch, nhưng nó có tốt cho người táo...

Một tai nạn rất phổ biến nhưng người Việt thường chủ quan

Ở Việt Nam, tai nạn thương tích còn xảy ra nhiều vì người dân chưa nhận thức được rủi ro...

Làm gì khi thấy choáng váng vì tụt huyết áp?

Thay vì uống các thuốc nâng huyết áp thường xuyên và kéo dài, việc xác định nguyên nhân gây ra...

Nhập viện đau đớn sau khi thuê thợ xăm cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu ở chỗ thợ xăm, nam thanh niên bị chảy máu không ngừng, dương vật...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình