Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹo hay nuôi dạy con thông thái

Những mẹo hữu ích sau sẽ giúp bạn nuôi dạy con cái.

 

1. Kết nối

Hãy dành ra "10 phút đặc biệt với bạn mỗi ngày cho mỗi đứa con. Hãy gọi tên thời gian đó kèm với tên con để con biết rằng đó là thời gian thuộc về con. Một hôm con chọn điều cần làm. Ngày hôm sau, đến lượt bạn chọn. Hãy tập trung tất cả sự chú ý vào con.

“Hãy chắc chắn rằng anh chị em của con không có mặt ở đó - và đừng dùng điện thoại vào thời gian đó! 90% thời gian tiếp xúc với con để giao lưu để có thể nuôi dạy con 10% còn lại."

2. Kiểm soát cảm xúc của mình

"Bất kể vấn đề gì của con - điểm kém, tính khí cáu kỉnh, không chịu ăn tối - trước khi bắt đầu khuyên bảo, hãy luôn bình tĩnh. Con sẽ cảm thấy đó là một vấn đề cấp thiết nhưng không phải vậy. Bạn hãy hít thở sâu, trấn tĩnh bản thân, sau đó hãy bắt đầu b=vai trò làm mẹ."

3. Kết nối lại

Bạn đừng la hét với trẻ, "Dọn dẹp các mẩu lắp ráp đi, đã đến giờ đi ngủ". Hãy đến bên cạnh con, và gần hơn để xem con đang làm gì. Chúng ta luôn ép trẻ theo lịch trình. Nhưng hãy dành một phút để ngồi xuống và quan sát những gì con đã làm - sau đó nói về giờ đi ngủ. Với sự đồng cảm, con có khả năng hợp tác hơn. "

4. Đừng kết thúc cuộc trò chuyện.

Nếu con nói, 'Con ghét môn toán! Con sẽ không bao giờ đi học nữa!'. Trẻ chỉ đang gặp khó khăn. Bộc phát cảm xúc có nghĩa là có điều gì đó đang xảy ra. Nếu bạn chỉ nói, 'Con đi học, nên phải làm bài tập về nhà', thì bạn không thể hiểu được cảm xúc thực sự của con đâu.

“Hãy cởi mở và hỏi con, 'Có vẻ như con thực sự không thích toán học. Con có thể cho mẹ biết vì sao không?' Trẻ sẽ cảm thấy an toàn và mở lòng với bạn"

5. Khích lệ để con khóc

"Cha mẹ có vai trò giúp con bạn kiểm soát cảm xúc và đôi khi cần phải khóc. Cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ khóc thì phải nhanh chóng xoa dịu chúng, nhưng điều ngược lại mới đúng đắn. Hãy dạy trẻ rằng, những cảm xúc như tổn thương và tức giận không đáng sợ. Nếu bạn thấy con cáu kỉnh hoặc hung dữ, hãy dành một phút để kiềm chế tức giận của bạn thân, sau đó hãy mở lòng và cảm thông với con.

“Bạn nên giúp con cảm thấy đủ an toàn để thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ - thậm chí hãy để con bạn cảm thấy bình tĩnh lại trong sự an toàn. Nếu trẻ không thể mô tả được cảm xúc mình thì hãy giúp trẻ, như 'Ôi con yêu, mẹ thấy con đang buồn.'

6. Dành nhiều thời gian cười đùa.

"Trẻ em cần những trận cười sảng khoái. Hãy dành thời gian cho những hành động trực tiếp và vô tư. Tiếng cười giúp trẻ cảm thấy an toàn và giúp trẻ thích nghi khi phải rời xa bạn đến trường hoặc phải nhờ người trông trẻ.

“Nhưng tôi khuyên bạn không nên cù để khiến trẻ cười. … Nó không giúp giải tỏa tâm trạng và chỉ khiến trẻ mất kiểm soát."

7. Tránh tranh giành quyền lực.

"Với tư cách là cha mẹ, con cái phải làm theo những gì chúng ta nói. Nhưng đừng chỉ ra ai là người có quyền lực.

“Ví dụ, nếu con tránh bữa tối, hãy nghĩ thử. Nếu trẻ bảo rằng giờ không đói nhưng chút nữa trẻ lại nói rằng đang đói thì chắc hẳn vậy. Có vẻ như bạn cũng có thể cho phép trẻ ăn tối muộn khi bạn kể chuyện trước khi ngủ?

8. Đừng nghĩ con đang nhắm vào mình

"Nếu con bạn khó chịu và nói ra, đối tượng được nhắc đến có thể không phải nhắm vào bạn. Vì vậy đừng đáp trả lại. Nếu con bạn thô lỗ hãy thử, 'Đừng cư xử như vậy, hẳn là con đang buồn mới nói vậy phải không' Điều đó giúp trẻ dịu lại và chịu trò chuyện và lắng nghe.

9. Giúp con bạn học tính tự giác.

"Tự kỷ luật là từ bỏ thứ bạn muốn để có thứ yêu thích hơn. Đó là điều cần thiết khi một đứa trẻ lớn lên. Nếu trẻ muốn giỏi một thứ gì đó,thì phải học cách tự xoay sở để vượt qua những khó khăn. Nếu hướng đi 'không phù hợp hoặc câu đố của cô ấy quá khó, hãy thông cảm và khuyến khích con bạn giải quyết vấn đề.

10. Không bao giờ ngắt lời một đứa trẻ đang chơi.

"Không phải lúc nào bạn cũng phải tuân theo quy tắc đó. Nhưng vui chơi là công việc của trẻ con. Nếu chúng thích làm điều gì đó đến mức đắm chìm bản thân, thì đó là đam mê để thành công như một người lớn. "

Vũ Tuyết (dịch theo WebMD)

Tin liên quan

Gợi ý 4 bài tập tăng cường thị lực cho trẻ với những vật dụng siêu đơn giản mà bố...

Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh của điện thoại, máy tính, tivi,... đã đe dọa nghiêm trọng...

Bé gái chào đời nặng 6,2 kg

Thai phụ 30 tuổi mang thai lần ba, được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang mổ...

Mẹ bầu có 5 đặc điểm này sẽ đẻ thường dễ dàng, ít đau đớn

Với nhiều mẹ bầu, đẻ thường sẽ khá vất vả và đau đớn. Nhưng một số chị em lại sinh...

Trẻ tò mò, muốn khám phá mọi thứ, phụ huynh nên làm thế nào để hỗ trợ con lớn khôn?

Sẽ đến một lúc nào đó, thời kỳ "một vạn câu hỏi vì sao" của trẻ sẽ khiến phụ huynh...

Thời kỳ nào là "chìa khóa" để trẻ học tốt môn tiếng anh?

Tiếng Anh là bộ môn không thể thiếu trong các kỳ thi tuyển sinh cấp 3 và đại học, thậm...

Khi trẻ ở trong thời kỳ "cái tôi" trỗi dậy, các bậc phụ huynh nên làm gì?

Không khó để cái tôi của con bạn bộc lộ ra ngoài? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cách...

Làm sao để bé có thể tập ăn đũa một cách nhanh - gọn?

Ngay cả khi bắt đầu có hứng thú, trẻ cũng không biết cầm đũa như thế nào? Hãy sử dụng...

Tin mới nhất

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

9 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

9 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

14 giờ trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

14 giờ trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

17 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

17 giờ trước

Làm tôm sốt chua ngọt đừng quên cho thêm thứ này, đảm bảo ngon hơn rất nhiều

17 giờ trước

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 ngày 13 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình