1. Sau sinh bao lâu thì tôi có thể tập thể dục?
Trung tâm Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết bạn có thể dần bắt đầu các bài tập thể dục sau sinh khi được bác sĩ hoặc nữ hộ sinh hướng dẫn, miễn là bạn cảm thấy có hứng thú. Một số cơ sở y tế khác khuyên phụ nữ sau sinh nên đợi ít nhất 6 tuần, cho đến khi buổi khám hậu sản đảm bảo bạn có tình trạng sức khỏe tốt.
Nhìn chung, nếu đã quen với việc tập thể dục trong suốt thai kỳ và vừa trải qua cuộc sinh thường không biến chứng, bạn có bắt đầu vận động nhẹ nhàng - như đi bộ, chống đẩy và vươn vai, ngay trong những ngày đầu sau sinh một cách an toàn, miễn là bạn không bị đau.
Tuy nhiên nên cẩn thận và đừng lạm dụng tập luyện sau sinh. Nếu bạn không quen vận động trong khi mang thai hoặc đã giảm dần thói quen tập thể dục thời gian qua, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi bắt đầu hoạt động thể chất trở lại.
- Đối với cơ thể sinh thường
Với những ca sinh thường thì sau sinh khoảng 2 - 3 tháng là cơ thể người mẹ có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, không mất nhiều sức, không tác động mạnh lên các cơ như: đi bộ, đạp xe tại chỗ,...
Sau đó, các mẹ có thể tăng cường độ tập dần lên theo thể trạng của mình.
- Đối với những ca sinh mổ
Thời gian phục hồi của người sinh mổ lâu hơn so với sinh thường khoảng 1 - 2 tháng, nghĩa là khoảng 4 tháng sau khi sinh mổ thì các mẹ có thể vận động tập luyện, và cường độ tập luyện vẫn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ, nếu sau 4 tháng vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn thì tốt nhất nên chờ thêm 1 - 2 tháng.
Đặc biệt, tránh tác động mạnh ở phần bụng trong thời gian tập đầu và cần hỏi ý kiến bác sĩ đối với những ca mổ có rạch tầng sinh môn.
Tuy nhiên, trong đây chỉ là thời gian ước tính cho những người khỏe mạnh bình thường. Còn những cá nhân mang trong mình thêm bất cứ căn bệnh gì thì đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tập luyện.
2. Lợi ích của việc luyện tập sau sinh.
- Tập thể dục thể thao sau sinh còn giảm tỉ lệ đau lưng.
- Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu và tốt cho tim mạch.
- Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
- Phục hồi sự săn chắc của cơ thể và giảm mỡ bụng.
- Giảm các tai biến tim mạch.
- Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
3. Những lưu ý quan trọng khi vận động sau sinh
Vận động sau sinh rất quan trọng trong quá trình phục hồi của sản phụ. Việc nằm lì tại chỗ, không chịu vận động có thể dẫn đến tình trạng dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch, nhu động ruột chậm hồi phục dẫn tới tiêu hóa kém, táo bón.
Một số lưu ý dành cho mẹ như sau:
- Khởi động kĩ càng
- Tránh tập quá sức đến mức mỏi mệt
- Uống nhiều nước
- Mang áo nâng ngực.
- Khi vận động cần cảm thấy dễ chịu và tăng cảm giác vui sống
- Không bị đau hay chảy máu khi vận động. Nếu thấy ra máu sau buổi tập, nên nghỉ vài ngày rồi tập lại ở mức độ nhẹ hơn.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, khó thở, trống ngực, khó bước đi, nhìn mờ thì cần ngưng tập ngay và gặp bác sĩ.