Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy có dùng được Berberin không?

Nhiều người cho rằng, Berberin là loại thuốc thảo mộc lành tính, ít có tác dụng phụ, phụ nữ có thai uống được. Nhưng thực tế thuốc này có thể gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.

Berberin là thuốc gì?

Berberin (còn có tên khác berberine sulfate) là hoạt chất được chiết từ cây hoàng đằng (còn có tên vàng đắng, hoàng liên), tên khoa học là Coptis teet… Công dụng chính của thuốc berberin: trị hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột, tiêu chảy. Ngoài ra, berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt.

Dược điển Việt Nam có chuyên luận thuốc Berberin chlorid dạng viên nén và viên bao phim.

Phụ nữ có thai có uống được Berberin không?

Từ lâu, Berberin được biết đến như một thuốc vừa rẻ, vừa an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Berberin có vai trò như một kháng sinh thực vật, vừa diệt khuẩn tốt lại không gây ra loạn khuẩn ruột như hầu hết các kháng sinh khác. Nhiều người quan niệm rằng berberin là thuốc thảo dược từ thiên nhiên nên không độc, không có tác dụng phụ gì và dùng được cho phụ nữ mang thai.

Dù Berberin lành tính, hiếm gây tác dụng phụ cho người sử dụng nhưng mẹ bầu thì không nên dùng.

- Làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh

Berberin có thể đi qua nhau thai, có nghĩa là khi mẹ uống thuốc thì bé cũng sẽ hấp thu lượng thuốc tương đương. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng berberin trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.

- Có nguy cơ gây sảy thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Berberin tuy chưa được định lượng nồng độ gây tình trạng sảy thai (giai đoạn 3 tháng đầu) hoặc sinh non, nhưng có gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.

- Ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi

Trên thị trường có hai loại Berberin. Một loại là Berberin không có thêm kháng sinh cloxid thì dùng được cả cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Còn Berberin có thêm cloxid thì không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nguyên do cloxid lắng đọng ở hệ thống xương và mầm răng và ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi và trẻ nhỏ.

Vậy bà bầu bị đau bụng, tiêu chảy thì nên điều trị thế nào?

Phần lớn tiêu chảy khi mang thai đều tự khỏi, bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ bầu nên biết nguyên nhân gây tiêu chảy, sau đó tìm cách chữa trị hợp lý. Đặc biệt, mẹ bầu không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy áp dụng các biện pháp sau để điều trị:

Bổ sung nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất rất nhiều nước, nếu mẹ bầu không bù nước sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chị em có thể bổ sung nước bằng việc uống nước lọc hoặc một số loại nước tốt cho hệ tiêu hóa như trà gừng, nước mật ong, thêm tinh dầu bạc hà vào nước uống. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ngừng uống các loại nước ép, đồ uống có sữa, đường vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Các thực phẩm cần tránh

Đồ chiên dầu

Thịt đỏ

Hải sản

Nước uống có ga

Sữa tươi

Đồ ăn vặt

Một số trái cây như dứa, đu đủ

Nếu tình trạng tiêu chảy khi mang thai diễn biến ngày một nặng và không tự khỏi được, mẹ hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ để giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhất.

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai?

- Uống nhiều nước: Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas...

- Nghỉ ngơi nhiều hơn

- Ăn uống an toàn vệ sinh thực phẩm

- Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

- Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.

- Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.

Theo Hướng Dương HT/Phụ nữ Việt Nam

Tin liên quan

Mẹ bầu thành F0 ở tuần thai 26: Món gì vào miệng cũng như nhai rơm nhưng phải cố ăn...

Dù luôn ý thức việc giữ gìn sức khỏe, hạn chế đến nơi đông người nhưng cuối cùng mẹ bầu...

5 thực phẩm mẹ bầu không nên ăn, món cuối cùng ngon nhưng có thể gây sảy thai

Việc ăn uống khi mang thai luôn là vấn đề được các mẹ bầu quan tâm hàng đầu. Hãy ghi...

4 điều mẹ bầu nếu làm được, con sinh ra sẽ sở hữu IQ cao thông minh hơn người

Trí thông minh của trẻ không chỉ là yếu tố di truyền, mà còn thuộc chế độ dinh dưỡng, chăm...

Sau khi mang thai, 4 loại việc nhà mẹ bầu không nên làm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai...

4 loại việc nhà bà mẹ mang thai không nên làm sẽ tránh được những tác động xấu đến sự...

Mẹo giảm mỡ bụng sau sinh 5 tháng cho mẹ bầu nhanh chóng lại rất hiệu quả

Mỡ bụng dày sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của không chỉ riêng mẹ bầu sau sinh nào....

Phương pháp giảm mỡ bụng sau sinh 7 tháng cho mẹ bầu mới sinh lần đầu

Mỡ bụng dày sau sinh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của không chỉ riêng mẹ bầu sau sinh nào....

“Phát phì” lên 86kg, mẹ bầu vứt bỏ 40kg sau 10 tháng nhờ bí quyết đơn giản này

Sau khi mang bầu, cô gái Hàn Quốc đã tăng lên tới 86kg, một con số gây ám ảnh với...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình