Phụ Nữ Sức Khỏe

Mang thai tuần thứ 24, đừng quên xét nghiệm phát hiện bệnh này

Nếu lượng insulin trong cơ thể người mẹ không đủ để điều hòa đường huyết, đường máu sẽ tăng cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bác sĩ Lê Thị Cúc, công tác tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội (A1), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, thường xuất hiện trong khoảng tuần thai thứ 24 đến 28. Đây cũng là mốc xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ tiêu chuẩn.

Khác với người không mang thai, ngưỡng đường máu để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thấp hơn đáng kể. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, chỉ cần một trong 3 chỉ số sau vượt ngưỡng đã đủ để chẩn đoán bệnh:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/l
  • Sau 1 giờ ≥ 10 mmol/l
  • Sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l

"Việc chẩn đoán và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ rất quan trọng vì nếu lượng insulin trong cơ thể người mẹ không đủ để điều hòa đường huyết, đường máu sẽ tăng cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Cúc nói.

Với thai phụ, bệnh có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sản giật lên gấp 4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, chúng còn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, sinh non hoặc đa ối.

 
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, thường xuất hiện trong khoảng tuần thai thứ 24 đến 28. Ảnh: Freepik.

Một điểm đáng lưu ý là khi lượng đường trong máu của mẹ tăng cao, nó sẽ truyền sang thai nhi, khiến tụy của bé phải tăng cường sản xuất insulin. Kết quả là các bộ phận như vai phát triển lớn bất thường, gây khó khăn cho quá trình sinh thường, thậm chí có thể dẫn đến gãy xương hoặc tổn thương thần kinh trong lúc sinh.

Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết sau sinh, do tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất insulin như khi còn trong bụng mẹ. Nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng này có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tổn thương não.

Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh, tiết niệu, tim mạch, bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ hoặc bị vàng da trong những tuần đầu sau sinh.

Ngoài ra, con của những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc thừa cân từ trước khi mang thai cũng có nguy cơ béo phì và mắc các rối loạn chuyển hóa cao hơn sau này.

Một số đối tượng nên được sàng lọc sớm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, bao gồm phụ nữ béo phì, có tiền sử sinh con nặng trên 3,7 kg, từng bị thai lưu, đa ối, hoặc có người thân trong gia đình (bố, mẹ) mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu phát hiện có đường trong nước tiểu khi mang thai, mẹ bầu cũng nên đi khám chuyên khoa nội tiết để được tư vấn và kiểm tra.

Việc điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Đa số, nếu người mẹ tuân thủ đúng chế độ ăn khoa học, đường huyết có thể được kiểm soát tốt mà không cần dùng thuốc. Những trường hợp đặc biệt khi đường huyết vẫn cao dù đã ăn kiêng đúng cách, bác sĩ mới chỉ định tiêm insulin.

Hiện chưa có loại thuốc hạ đường huyết nào được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần được theo dõi sát sao bởi cả bác sĩ nội tiết và sản khoa.

Theo Phương Anh/Tri thức

Tin liên quan

Bé 7 tháng tuổi bị tụ máu đầu do ngã từ trên giường xuống đất

Sau cú ngã từ giường xuống đất, bé 7 tháng tuổi tưởng chừng chỉ bị sưng nề thông thường. Tuy...

Dấu hiệu không ngờ khiến bé trai phát hiện bệnh thận

Sau viêm họng, bé trai bất ngờ phù mặt, tiểu ít, tăng huyết áp. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc...

Khi nào trẻ mắc ho gà nguy hiểm?

Hầu hết trường hợp nghiêm trọng và biến chứng do ho gà xảy ra ở trẻ nhỏ, chưa được tiêm...

4 nguyên tắc ăn uống khi trẻ bị tay chân miệng

Con tôi vừa được chẩn đoán mắc chân tay miệng, có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi. Tôi nên cho...

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu viêm não?

Tôi thấy nhiều trẻ có biểu hiện sốt cao nhiều ngày, cứng đầu, cứng cổ và buồn nôn, sau đó...

Mẹ bị thủy đậu có cho con bú được không?

Mẹ bị thủy đậu trong quá trình mang thai, chăm sóc con có thể để lại một số ảnh hưởng...

Trẻ bị thủy đậu có cần kiêng nước, kiêng tắm?

Con tôi năm nay 4 tuổi, bé đang bị thủy đậu. Nhiều người khuyên tôi không nên tắm cho con...

Tin mới nhất

Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy...

14 giờ trước

Vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến chồng xanh mặt

14 giờ trước

Đang ở nhà nghỉ thì vợ gọi điện, chồng rón rén ra ngoài thì thấy chiếc nhét dưới chân cửa

14 giờ trước

Gặp người đỡ đẻ cho mình, tôi xấu chỉ muốn "độn thổ" khi nghĩ tới chuyện quá khứ và cái...

14 giờ trước

Vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến chồng làm ngay...

14 giờ trước

Không thể về chịu tang khi vợ qua đời, khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi đau đớn...

15 giờ trước

Chê vợ ở cữ không làm ra tiền nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy...

15 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người mẹ vỉa hè, cô gái đã làm hành...

15 giờ trước

Nửa đêm nghe tiếng gõ cửa, tôi chạy ra thì thấy đứa cháu chồng người ướt sũng, miệng cầu xin...

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình