Phụ Nữ Sức Khỏe

Măng cụt mùa này 'đắt hơn tôm tươi', ngon - ngọt - bổ dưỡng nhưng ăn không đúng lại hoá 'độc'

Sự thanh mát, vị ngọt vừa phải chính là lý do khiến măng cụt được yêu thích khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ khiến loại trái cây này hóa độc.

Giá trị dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á.

Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.

Trong măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.

Măng cụt còn được ví như một loại "thần dược" làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Loại quả này giúp giảm các chứng bệnh về da như mụn, nấm, viêm da,... nó còn hỗ trợ chống ung thư da và làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.

Vì sao măng cụt xanh "hot" nhất nhì MXH?

Măng cụt là loại quả có hình tròn, khi còn non màu xanh nhạt, sau đó dần chuyển sang sắc tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang.  

Trong mùa hè này, măng cụt xanh được dân tình "săn lùng" để làm gỏi. Giá cả tùy nơi, song đều giao động từ trên 300.000/kg.

Trong thịt quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Cải thiện hệ miễn dịch; hỗ trợ giảm cân, giữ dáng; làm đẹp da; ổn định lượng đường trong máu; ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch; kích thích tiêu hóa, chống táo bón; giảm dị ứng; chống ung thư.

Trong vỏ quả măng cụt chứa nhiều hoạt chất xanthones. Chất này giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cơ thể chống lại tác hại của cholesterol xấu. Với hệ tiêu hóa, xanthones có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Vỏ măng cụt cũng giúp cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, giải độc, duy trì làn da khỏe mạnh,...

Măng cụt xanh có nhựa nhiều hơn khi chín, vì thế khi chế biến phải cẩn thận bằng cách ngâm nước, có thể gây dị ứng cho một số người nhạy cảm. Về dinh dưỡng, măng cụt chín sẽ tốt hơn và nhiều hơn.

Những lưu ý khi ăn măng cụt

- Không nên ăn quả măng cụt hoặc sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài.

- Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong dược liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.

- Măng cụt có tính mát nên tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.

- Không nên dùng măng cụt cùng nước uống có ga, sẽ làm hại đường tiêu hóa. Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao, nên dùng sau bữa ăn, không nên ăn khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày.

- Ngoài vị chua, măng cụt có hàm lượng chất xơ cao, vì thế không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày, cũng không nên ăn quá nhiều. Người bị bệnh về tiêu hóa cần cẩn trọng, không nên ăn quá 300 g/ngày.

- Đảm bảo dược liệu được sử dụng không bị nhiễm thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại. Sử dụng vỏ măng cụt sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để làm thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc nồi đất để chế biến thuốc. Tránh dùng đồ kim loại.

- Bệnh nhân bị dị ứng với một trong các thành phần của măng cụt thì không nên dùng dưới mọi hình thức.

Thụy Anh (TH)

Tin liên quan

6 loại rau gia vị quen thuộc được coi là 'thần dược' đối với sức khỏe

6 loại rau gia vị này rất quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt.

Khoai lang tốt mấy cũng hóa 'thuốc độc' nếu kết hợp với thực phẩm 'đại kỵ' này

Khoai lang kỵ gì là băn khoăn của nhiều người, mời bạn xem giải đáp trong bài viết dưới...

5 sai lầm khi ăn khoai lang gây hại cho sức khỏe cần bỏ ngay

Khoai lang là thực phẩm được nhiều người yêu thích, nhưng ăn khoai lang sai cách sẽ gặp tác...

Giật mình trước những tác hại của rau mồng tơi ít người biết

Dưới đây là những tác hại của rau mồng tơi bạn cần lưu ý.

Rau đay có tác dụng gì? 4 lợi ích không ngờ của rau đay với sức khỏe

Nhiều người không thích rau đay bởi đặc trưng có rớt khi nấu canh, tuy nhiên rau đay lại rất...

Những lợi ích tuyệt vời khi uống nước mía trong ngày hè nóng bức

Nước mía ngon ngọt không chỉ là thức uống giải nhiệt mà còn mang lại rất nhiều lợi ích với...

Ăn măng cụt đừng vứt vỏ, nó có công dụng thần kỳ không nhiều người biết

Thịt măng cụt ăn ngọt mát và là loại quả được ưa dùng trong mùa hè, nhưng ít ai biết...

Tin mới nhất

Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm...

5 giờ trước

Ai cũng chỉnh nhiệt độ 28 về đêm mà không biết sai lầm, cách hiệu quả để bạn tiết kiệm...

5 giờ trước

Lý do tại sao bạn nên rửa ly thuỷ tinh bằng gạo và giấm

20 giờ trước

Cách trồng cây hương thảo đuổi muỗi hiệu quả tại nhà

2 ngày 6 giờ trước

Người thông minh có 5 mẹo dùng quạt vừa mát lại ít tốn tiền điện, bí quyết "giàu ngầm" là...

20/04/2024 10:57

Sử dụng baking soda trong nấu ăn có tốt cho sức khỏe?

20/04/2024 06:23

5 sai lầm ai cũng vô tình mắc phải khi rửa bát gây hại sức khỏe

17/04/2024 11:25

Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp bạn dễ dàng tiết kiệm 25% hóa đơn tiền điện

16/04/2024 14:57

Thực phẩm tuyệt đối không nên để ở cánh cửa tủ lạnh

15/04/2024 12:50

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình