Trong Y học cổ truyền, mận bắc được gọi là lý tử, lý thực, gia khánh tử. Quả có vị chua ngọt, tính bình với công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, vào mùa nóng ăn mận cũng rất thích hợp để giải nhiệt.
Trong quả mận có 41 hợp chất hữu cơ, trong đó hai hợp chất chính là axit chlorogenic và proanthocyanidin giữ vai trò quan trọng.
Axit chlorogenic là chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm huyết áp, thúc đẩy xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư kết tràng và trực tràng, chống lão hóa, kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm.
Proanthocyanidin là chất chống oxy hóa, làm giảm huyết áp và tăng sự trao đổi chất béo, giảm sự phát triển của xơ vữa động mạch chủ.
Tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn hạn chế và 4 nhóm người này nên tránh xa.
Phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai thân nhiệt thường tăng lên, vì vậy nên hạn chế ăn nhiều mận vì sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời còn gây ra nóng trong, táo bón, nổi rôm sảy, ngứa ngáy…
Trẻ em: Tính axit trong quả mận cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng. Không những vậy nó còn gây ê buốt chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập làm hại răng và nướu. Công thêm ăn mận chấm muối sẽ dễ gây hại gan thận của bé. Vì muối không tốt cho hệ bài tiết của trẻ nhỏ.
Người bị bệnh dạ dày: Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu. Nếu lại bị bệnh dạ dày mà ăn nhiều mận thì sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn.
Người mắc bệnh thận: Trong mận có chứa nhiều chất oxalate gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu thận bị kết tủa thì sau này dễ mắc bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang.