Phụ Nữ Sức Khỏe

Mắc Covid-19 sau tiêm 2 mũi vắc-xin có được coi như đã tiêm mũi 3?

Khi mắc Covid-19, miễn dịch có tăng nhưng sẽ giảm dần sau 4-6 tháng. Việc tiêm các mũi nhắc lại nhằm giúp củng cố thêm miễn dịch và dự phòng nhiễm biến thể mới.

Tại buổi tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19 trong bối cảnh hiện nay?”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết với sự tiến hóa khôn lường của virus SARS-CoV-2 như hiện nay, các biện pháp phòng chống lây lan nhanh hoặc các biện pháp hành chính xã hội hoặc thuốc khó có thể đáp ứng được một cách lâu dài.

"Tuy nhiên, vắc-xin Covid-19 sẽ tạo miễn dịch cho con người, giúp chúng ta đi lại thoải mái mà vẫn an toàn"- ông nhấn mạnh.

GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

GS Lân phân tích: "Với các biến thể phụ hiện nay của Omicron, vẫn có khả năng đáp ứng phòng bệnh từ vắc-xin. Không may mắc bệnh, nhưng bệnh không nặng mặc dù tốc độ lây lan của virus rất nhanh, nếu chúng ta liên tục tiêm vắc-xin theo chỉ định thì vẫn đáp ứng được khả năng phòng bệnh nặng, tử vong. Như vậy, chúng ta vẫn vừa mở cửa phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch".

Về tình huống vắc-xin Covid-19 không còn hiệu quả với biến thể mới khiến virus lây lan nhanh và xuất hiện nhiều ca nặng, GS Lân cho rằng lúc này phải kết hợp tất cả các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống dịch trong thời gian qua, bao gồm cả biện pháp hành chính xã hội để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân trên hết, trước hết.

Trong bối cảnh biến thể BA.5 đang lây lan nhanh trên thế giới đã xâm nhập vào nước ta, để phòng bệnh, theo ông Lân nếu thực hiện các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, vắc-xin tiếp tục là một yếu tố rất quan trọng.

"Khi tiêm mũi 3, mũi 4, cơ thể sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại"- GS Lân nhấn mạnh.

Tiêm mũi 3, mũi 4 vắc-xin Covid-19 sẽ giúp củng cố miễn dịch cho cơ thể - Ảnh: Hoàng Nguyễn

Trước thông tin cho rằng "bị mắc Covid-19 sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3", GS Lân giải thích: "Chắc chắn rằng khi mắc Covid-19 thì miễn dịch có tăng lên so với khi đã tiêm vắc-xin mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vắc-xin mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4. Người ta thấy rằng đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vắc-xin lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới."- GS Lân giải thích.

Cũng theo ông Lân, nỗ lực triển khai tiêm vắc-xin, nên đến tháng 12-2021, thậm chí đến tháng 2-2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến thời điểm này - tức là sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản, do đó miễn dịch đối với những người này đã giảm.

"Do vậy, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc lại để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao như những người trên 50 tuổi trở lên, những người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng. Những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm càng sớm càng tốt để duy trì miễn dịch, tránh nhiễm những biến thể mới, những biến thể chưa rõ ràng, nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao dự phòng"- GS Lân khuyến cáo.

GS Lân cho biết theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vắc-xin hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron đến nay vắc-xin vẫn rất hiệu quả.

Theo N.Dung/Người Lao Động

Tin liên quan

Nơi trú ngụ không ngờ của loài muỗi tinh khôn gây ra cái chết của hàng chục người

Không lựa chọn nơi ao tù, nước bẩn để sinh sống và đẻ trứng, muỗi vằn gây bệnh sốt xuất...

Khâu vòng cổ tử cung để giữ thai

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã có dấu hiệu chuyển dạ, nguy cơ sinh...

Lần nào uống nước cũng thấy cơ thể có 5 tín hiệu lạ, bạn cần khám ung thư khẩn cấp

Dấu hiệu để phát hiện ung thư thực ra không đến từ những thứ xa xôi mà xuất phát từ...

4 nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết: “Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy không khá...

Trạng thái khuôn mặt trong gương và 4 thủ phạm chính của lão hóa da

Đôi khi nhìn vào gương và đột nhiên bạn nghĩ, "Bây giờ tôi đang già đi." Đây là khi bạn cảm...

Điện thoại di động chứa đầy vi khuẩn, cần được lau sạch như thế nào cho đúng?

Nếu chạm vào điện thoại di động trên bàn ăn thì có thể bị ngộ độc thực phẩm không?

Nghiên cứu mách bảo những lý do bạn cần thông gió khi đun nấu trên bếp ga

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí đốt tự nhiên được cung cấp cho bếp nấu chứa nhiều loại...

Tin mới nhất

Vợ Mạc Hồng Quân tiết lộ diện mạo thời 'thẩm mỹ hỏng', phải chi 90 triệu sửa mũi lần 4,...

16 phút trước

Bé trai 7 tuổi cùng ông nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm hái trong vườn

17 phút trước

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nắng nóng bao trùm cả nước

24 phút trước

Thử thách tìm chiếc lược trong 7 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát cực...

14 giờ trước

Bé gái 2 tháng tuổi ở Bình Dương sốc phản vệ sau tiêm và uống vắc xin

14 giờ trước

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Vàng SJC 'nghỉ ngơi' sau ngày 'tăng nóng', quanh quẩn ở mức 84 triệu đồng/lượng...

19 giờ trước

Thời tiết nguy hiểm trong dịp lễ 30/4 - 1/5: Cả nước đón nắng nóng rất gay gắt chưa từng...

19 giờ trước

21 tỉnh, thành thưởng tiền cho phụ nữ nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

19 giờ trước

Nam shipper ở TPHCM bị trộm xe máy với hơn 80 đơn hàng: 'Vợ khóc, tôi suy sụp tinh thần,...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình