Phụ Nữ Sức Khỏe

Nơi trú ngụ không ngờ của loài muỗi tinh khôn gây ra cái chết của hàng chục người

Không lựa chọn nơi ao tù, nước bẩn để sinh sống và đẻ trứng, muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết rất ưa sạch. Chúng có tập tính đốt người vào sáng sớm, chiều tối.

Tính đến ngày 17/6, Việt Nam ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, có ít nhất 37 ca tử vong.

Số ca mắc và tử vong chủ yếu tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Mỗi tuần, trung bình cả nước có thêm 8.000 ca mắc mới. Theo tài liệu cập nhật mới nhất bản tháng 6/2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn).

Bản thân muỗi Aedes aegypti không mang virus Dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm virus Dengue khi đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc người nhiễm virus.

Muỗi “siêu đẻ”

Khi đốt người bị bệnh, virus Dengue sẽ nhiễm vào tế bào muỗi. Trong thời gian ủ bệnh 8-10 ngày, virus nhân lên trong cơ thể muỗi và khi đã đạt được đủ số lượng, chúng có khả năng truyền sang rất nhiều người khác trong cộng đồng thông qua việc đốt (chích) họ.

Khi đó, virus Dengue sẽ truyền từ cơ thể muỗi qua tuyến nước bọt của muỗi vào máu của người bị đốt.

Loại muỗi “siêu đẻ” này trung bình một vòng đời sống được 1-2 tháng và cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày, chúng lại đẻ trứng một lần. Như vậy, trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng 8-10 lần trong vòng đời của chúng.

Muỗi Aedes aegypti mang virus Dengue lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Viện sốt rét ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM.

Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng. Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao.

Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) rồi hình thành muỗi. Vì thế, muỗi thường sống trong nhà và xung quanh hộ gia đình.

Chính vì tập tính đẻ trứng như vậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Điều này lý giải cho việc hàng năm cứ mùa mưa đến, dịch bệnh sốt xuất huyết lại có chiều hướng gia tăng, phát triển mạnh tháng 4-10 và đỉnh dịch tháng 8-10.

Aedes aegypti - Loài muỗi “nhà vua”, ưa sạch

Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue hay còn gọi là muỗi “nhà vua”, hoặc muỗi vằn bởi khả năng sinh sản cao và có tập tính đẻ ở nơi nước trong.

Chúng có thể bay ở độ cao 400 m để tìm nơi chứa nước để đẻ trứng, những nơi này thường gần nơi sinh sống của con người. Muỗi này đẻ trứng ở các lu/vại/thùng chứa nước bên trong nhà và các khu vực xung quanh nơi ở.

Muỗi trưởng thành thường đậu trong nhà ở các xó tối (phòng đựng đồ, dưới gầm giường, sau rèm cửa). Tại các khu vực này, muỗi không bị gió, mưa và kẻ thù của chúng tiêu diệt, khiến vòng đời và cơ hội sống của chúng đủ dài để chúng mang mầm bệnh truyền từ người này sang người khác.

Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ.

Thực tế, dòng sông nước đen đặc, nước thải cống là nơi sinh sôi nảy nở của nhiều loại muỗi nhưng không phải là muỗi vằn gây sốt xuất huyết.

Làn da chấm đỏ, xuất huyết mảng nhỏ dưới niêm mạc ở người bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Duy Hiệu.

Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch, các dụng cụ chứa nước ưa thích của chúng phải kể đến như lọ hoa để trên ban thờ; các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến (nếu không cho muối vào); chậu hoa cây cảnh và đĩa hứng chứa nước; bể nước (nước sinh hoạt, phòng tắm, bể chứa nước mưa nếu không thả cá vào); các thùng, hộp nhựa; chai, lọ…

Đặc biệt, các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa (vỏ đồ hộp; chai lọ vỡ; mảnh gáo dừa hay vỏ quả khô; kẽ lá/gốc tre nứa quanh nhà; lốp xe, chum vại; thuyền bè…) là những nơi trú ngụ yêu thích của muỗi vằn.

Ngoài ra, muỗi vằn hoàn toàn có thể xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi mà có các dụng cụ chứa nước giúp muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.

Muỗi vằn Aedes aegypti cũng được gọi là “kẻ ăn ngày” bởi thời gian muỗi đi ăn (đốt) sôi động nhất là sáng sớm và buổi chiều tà.

Do không hiểu hết về những đặc tính trên của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, nhiều hộ gia đình chủ quan, không dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên mọi vật dụng có thể chứa trứng muỗi, bọ gậy (loăng quăng), bao gồm cả dụng cụ chứa nước trong như lọ hoa chứa nước lâu ngày trên.

Làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue?

Nhằm phòng chống, dịch sốt xuất huyết Dengue hiệu quả, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng, bởi không có bọ gậy, không còn sốt xuất huyết.

- Mỗi tuần, các gia đình dành 5 phút dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa; đổ nước bình hoa, úp chum lọ không dùng đến, dọn sạch sẽ các dụng cụ có nguy cơ đọng nước ở vườn tược.

- Thả cá vào bình chứa nước, bể cảnh.

- Vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa, tủ lạnh, bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bát kê chạn, hốc cây, lon, hũ, chai, lọ phế thải, mảnh vỡ chum, vại, lốp xe, vỏ dừa, dọn sạch trên tất cả tầng, sân thượng, lan can và xung quanh nhà.

- Đảm bảo việc phun hóa chất diệt muỗi cần bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng trong khu vực ổ dịch.

- Có thể phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo che kín tay chân và bôi thuốc chống muỗi.

- Lắp tấm lưới chắn muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào và bật điều hòa cũng làm giảm nguy cơ muỗi xâm nhập vào trong nhà.

- Ngủ trong màn hoặc màn/mùng tẩm hóa chất kể cả ban ngày.

Theo Thanh Hiền/ Vietnamnet

Tin liên quan

Khâu vòng cổ tử cung để giữ thai

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã có dấu hiệu chuyển dạ, nguy cơ sinh...

Lần nào uống nước cũng thấy cơ thể có 5 tín hiệu lạ, bạn cần khám ung thư khẩn cấp

Dấu hiệu để phát hiện ung thư thực ra không đến từ những thứ xa xôi mà xuất phát từ...

Trạng thái khuôn mặt trong gương và 4 thủ phạm chính của lão hóa da

Đôi khi nhìn vào gương và đột nhiên bạn nghĩ, "Bây giờ tôi đang già đi." Đây là khi bạn cảm...

4 nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết: “Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy không khá...

Điện thoại di động chứa đầy vi khuẩn, cần được lau sạch như thế nào cho đúng?

Nếu chạm vào điện thoại di động trên bàn ăn thì có thể bị ngộ độc thực phẩm không?

Nghiên cứu mách bảo những lý do bạn cần thông gió khi đun nấu trên bếp ga

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí đốt tự nhiên được cung cấp cho bếp nấu chứa nhiều loại...

6 lý do bất ngờ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi

Vào những ngày cơ thể nặng nề, mệt mỏi vì một lý do nào đó, chúng ta dễ nghĩ rằng thiếu ngủ thường là...

Tin mới nhất

Góc khuất của MC quốc dân trước khi xuất gia gieo duyên: Cuộc sống thăng trầm, lùm xùm chuyện tiền...

2 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 3 mẹo giảm đau tự nhiên bạn nên biết trước khi uống thuốc

2 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo thói quen phổ biến trước khi đi ngủ này có thể làm mối quan hệ “rạn...

2 giờ trước

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

2 giờ trước

Dương Triệu Vũ tung loạt ảnh từ ngày sơ sinh của con gái Bảo Anh, thừa nhận từng ngăn cản...

16 giờ trước

Mỹ Tâm tuổi 43: Gây sốt vì nhan sắc 'lão hóa ngược', đời tư không tì vết và bí ẩn...

16 giờ trước

Cuộc sống ít ai biết của 'Bé An' Hùng Thuận ở tuổi 41: Đổi đời nhờ môi giới bất động...

16 giờ trước

Khó ngủ vào ban đêm làm nhiều người mệt mỏi, các chuyên gia bật mí một phương pháp cực hiệu...

16 giờ trước

Suýt mất thị lực vĩnh viễn sau khi phun xăm chân mày, cô gái sợ hãi đến bệnh viện

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình