Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị huyết áp thấp có là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm?

Bà bầu bị huyết áp thấp là tình trạng thường xuyên xảy ra với các chị em trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ. Hệ quả là mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt khi đứng lâu hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột. Vậy bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp và thai kỳ của mẹ bầu

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Huyết áp cao khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Huyết áp cao còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật khi mang thai.

ba bau bi huyet ap thap 1
Huyết áp cao khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị huyết áp thấp thì ngược lại, có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và lưu lượng máu lên não không đủ, máu không đủ để đi tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển.

Vì vậy, đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe thai kỳ, bác sĩ cần có những thông số này để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé.

Bà bầu bị huyết áp thấp là gì?

Tuy không phổ biến như tình trạng tăng huyết áp, nhưng bà bầu bị huyết áp thấp cũng không phải tình trạng hiếm.

Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 tới 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mmHg.

Tại sao bà bầu hay bị huyết áp thấp?

Một số nguyên nhân bà bầu bị huyết áp thấp hay gặp là:

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường khoảng 1.2 đến 1.5 lần để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai.

Trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormone progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp.

ba bau bi huyet ap thap 2
Hormone progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp - Ảnh minh họa: Internet

Suy tuyến giáp

Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài

Chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng

Mang thai đôi hoặc đa thai

Các biểu hiện của huyết áp thấp là gì?

Chóng mặt, nhức đầu khi đứng lâu hoặc khi đứng dậy đột ngột.

Hoa mắt, choáng váng.

Đau đầu, thiếu tập trung trong tất cả mọi công việc.

Buồn nôn, nôn.

Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận.

Da nhợt nhạt, thiếu sắc hồng và lạnh.

Cảm thấy lạnh nhưng lại đổ mồ hôi.

Luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi

Bà bầu bị huyết áp thấp có sinh thường được không?

Mang thai bị tụt huyết áp có nguy hiểm không là thắc mắc của các mẹ bầu. Nếu bị huyết áp thấp ở mức độ nhẹ, bà bầu có thể chỉ bị hoa mắt, chóng mặt. Ở mức độ nặng đáng báo động, tình trạng huyết áp thấp sẽ làm mẹ bầu ngã bất cứ lúc nào, gây chấn thương và ảnh hưởng cho bé, thậm chí có thể sảy thai ngoài ý muốn.

ba bau bi huyet ap thap 3
Mang thai bị tụt huyết áp có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, 80% mẹ bầu bị huyết áp thấp khi mang thai thường phải sinh mổ mà không chờ đến khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ.

Đặc biệt, mẹ bầu sẽ được chăm sóc cẩn thận và quy định thời gian khám thai định kỳ nghiêm ngặt trong suốt thai kỳ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao?

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là việc đầu tiên trả lời câu hỏi làm gì khi bà bầu bị huyết áp thấp. Việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể và khắc phục tình trạng huyết áp thấp khi mang thai.

Không nên đột ngột thay đổi tư thế

Mẹ nên tránh tư thế ngồi dậy hay đứng lên đột ngột vì cơ thể chưa kịp thích nghi với điều này làm lưu lượng máu đưa tới khắp cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt. Ngoài ra, bà bầu nên nằm nên nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim.

Ăn mặn hơn

ba bau bi huyet ap thap 4
Hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu là tình trạng nguy hiểm đối với mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Natri trong muối có thể làm tăng huyết áp nên các mẹ bầu mắc chứng huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường một chút.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh cho bản thân quá đói để hạn chế tình trạng huyết áp thấp.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya

Thiếu ngủ khi mang thai cũng là một nguyên nhân gây hạ huyết áp ở các mẹ bầu, do vậy các mẹ nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái

Các mẹ có thể tham gia các lớp học yoga cho bà bầu, thiền để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp.

Khám thai định kỳ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ.

Thức ăn cho bà bầu bị huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Theo các chuyên gia, mẹ nên chọn những món tốt cho tim mạch vào bữa sáng.

ba bau bi huyet ap thap 5
Chấm hoa quả với 1 ít muối cũng là một gợi ý cho mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Thêm muối vào món ăn, ngay cả nước ép hoa quả, bởi muối giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 10 - 15g muối.

Tăng cường việc nạp rau quả, thịt nạc và cá trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Uống nước chanh pha đường và muối để giải khát, cung cấp vitamin C cho cơ thể, đồng thời bổ sung lượng khoáng bị thiếu hụt.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu protein và vitamin nhóm B.

Bà bầu bị huyết áp thấp không nên ăn uống gì?

Giảm bớt thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, bánh mì. Ăn ít lại những món bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, thực phẩm nhiều chất béo.

Nếu có ý định dùng sữa ong chúa, mẹ bầu nên thận trọng. Tuy cực giàu dinh dưỡng nhưng sữa ong chúa có chất làm giãn động mạch huyết quản, giảm co bóp cơ tim và hạ huyết áp.

Trà đặc hay cà phê không tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ nếu dùng nhiều, nhất là với mẹ bầu bị huyết áp thấp.

Tránh xa bia, rượu, vì ngoài gây hại cho sức khỏe thai nhi, đồ uống có cồn còn góp phần làm cơ thể mất nước, mất muối, mất cân bằng điện giải, làm tình trạng huyết áp thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc bà bầu bị huyết áp thấp như thế nào?

Tuyệt đối mẹ không nên thay đổi tư thế đột ngột, vì có thể gây tình trạng thiếu máu não tạm thời, gây hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Buổi sáng khi ngủ dậy, mẹ nên nằm thêm một lúc, vươn tay, duỗi chân nhẹ nhàng rồi mới ngồi dậy. Ngồi một lúc, sau đó mới từ từ đứng lên.

ba bau bi huyet ap thap 6
Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ được khuyến cáo cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ riêng mỗi khi ngủ dậy, mẹ bầu cũng cần nhẹ nhàng và từ từ trong bất cứ sinh hoạt hàng ngày nào để máu được lưu thông đủ đến các bộ phận của cơ thể.

Khi bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mẹ bầu nên tranh thủ thư giãn, nghỉ ngơi ở tư thế ngồi đầu thấp để tăng lượng máu lưu thông về não.

Tuyệt đối không leo cao, ở lâu ngoài trời nắng, tránh để bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là vào ban đêm.

Hạn chế xông hơi, tắm nước nóng trong phòng kín quá lâu để ngăn ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp do mất nước, giãn tĩnh mạch.

Chăm chỉ vận động và luyện tập thường xuyên, tốt nhất là đi bộ, bơi, yoga… Tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn bộ môn phù hợp với sức mình.

Thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra huyết áp và điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ.

Tóm lại, bà bầu bị huyết áp thấp là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Khi đó các mẹ nên chú ý một số vấn đề trong chăm sóc, ăn uống để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Đau đầu ở bà bầu: Bình thường hay bất thường?

Đau đầu ở bà bầu là tình trạng thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Cơn...

Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh từ những biểu hiện nhỏ nhặt nhất

Tâm lý phụ nữ sau sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dễ dẫn đến chứng trầm...

Trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều khiến phụ huynh lo lắng không yên, nên làm gì?

Bạn đang lo lắng vì con trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều mà không rõ nguyên nhân, đồng thời không...

Hành trình dạy con nên người nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất

Hạnh phúc nhất của cuộc đời các bậc cha mẹ là có thể nuôi dạy con nên người, trở thành...

Bà bầu bị đau bụng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Khi bị đau bụng nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì...

Bà bầu bị tiêu chảy trong ba tháng đầu: Điều trị đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi

Triệu chứng bà bầu bị tiêu chảy trong ba tháng đầu có thể do thay đổi hormone hoặc do các...

Bà bầu cắt tóc trong thai kỳ: Nên hay không nên để an toàn cho mẹ và bé?

Nhiều mẹ bầu quan niệm khi mang thai không nên cắt tóc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ...

Tin mới nhất

Người vợ bị... thượng mã phong sau cuộc 'yêu', phải cấp cứu ngay trong đêm

27 phút trước

Lỡ dại với vợ cũ, sáng hôm sau tôi bàng hoàng thấy người bên cạnh

51 phút trước

Bạn thân về nước ghé nhà chơi, vài ngày sau dọn phòng thấy vết máu trên ga giường tôi giật...

56 phút trước

Biết con gái yêu sớm, chồng tôi không trách còn có suy nghĩ này khiến mẹ con tôi ngỡ ngàng

1 giờ trước

Nghĩ dây chuyền vàng con dâu tặng đắt tiền nên tôi đi trả, lời nhân viên bán hàng nói khiến...

1 giờ trước

Con gái khóc lóc nói "Khuya nào cũng có người vào phòng", tôi rùng mình vì nhà chỉ có hai...

7 giờ trước

Bị mẹ chồng chê lười, tiêu hoang vì cháu 3 tháng đóng bỉm 24/24 giữa thời tiết nắng nóng, tôi...

8 giờ trước

Bố chồng đòi 10 triệu/tháng "công" mẹ chồng lên chăm cháu để mua vàng cho con trai út cưới vợ

8 giờ trước

Thuê người quen làm bảo mẫu cho yên tâm, mẹ bỉm bất lực vì người trông trẻ nhưng suốt ngày...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình