Nội dung bài viết
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản sinh hormone insulin một cách thích hợp. Đặc biệt người bệnh có lượng đường trong máu khá cao. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Biểu hiện bệnh tiểu đường
Hãy cùng tham khảo một số biểu hiện dưới đây để có cách phòng tránh bệnh tiểu đường cũng như phát hiện và điều trị kịp thời nhất:
Không có triệu chứng thay đổi nào trong cơ thể. Dù đang khỏe mạnh hay không thì bạn cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi cơ thể không có khả năng giữ được nồng độ đường huyết trong giới hạn từ 72 – 126 mg/dl.
Liên tục khát nước là biểu hiện khó nhận biết khi người bệnh mắc tiểu đường. Đây là tình trạng bạn uống nước nhưng sau đó vẫn bị khát và nó diễn ra liên tục.
Đi tiểu nhiều diễn ra thường xuyên ngay cả ngày lẫn đêm. Lượng nước tiểu nhiều cùng với nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Đặc biệt người bệnh sẽ bị thức giấc trong khi ngủ say khoảng 2 – 3 lần mỗi đêm. Điều này dẫn đến sự mất nước của cơ thể và khiến người bệnh luôn cảm thấy khát đồng thời đi tiểu nhiều.
Sụt cân cũng là biểu hiện đáng báo động của bệnh tiểu đường. Bởi nhiên liệu chính của cơ thể là glucose. Tuy nhiên bệnh nhân bị tiểu đường không thể sử dụng glucose một cách thích hợp nên nó phải giải phóng vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Do đó, việc thiếu nhiên liệu đồng nghĩa với các tế bào trong cơ thể không sản sinh ra năng lượng dẫn đến sụt cân nhanh.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng cơ bản khác như táo bón, ngứa ran hoặc râm râm như kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mờ mắt, nhiễm trùng,…
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người lớn
Phòng tránh bệnh tiểu đường nhờ nước lọc
Nước lọc là loại nước giải khát tự nhiên nhất. Vì thế uống nước nhiều và thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt các nghiên cứu về ảnh hưởng của đồ uống đối với bệnh tiểu đường cho thấy các loại nước uống có chất làm ngọt nhân tạo hay nước trái cây đều không tốt trong việc phòng ngừa tiểu đường. Ngược lại nước lọc có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin rất tốt.
Phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cà phê hoặc trà
Nhiều nghiên cứu cho rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất. Cụ thể là uống cà phê ở mức độ vừa phải hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 từ 8 – 54%.
Bởi cà phê có chứa các chất chống oxy hóa (polyphenol) với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh còn có hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG) được chứng minh là giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm insulin trong cơ thể.
Tập thể dục giúp phòng tránh bệnh tiểu đường
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả nhất là thường xuyên rèn luyện thể dục. Điều này giúp các tế bào của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và làm cho cơ thể cần ít insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức độ phù hợp.
Hơn nữa việc vận động thường xuyên còn có tác dụng cải thiện chức năng của insulin nếu bệnh nhân đốt hơn 2000 calo mỗi tuần. Các bài tập như aerobic, tập thể hình cường độ cao và rèn luyện cơ bắp được chứng minh có khả năng giảm kháng insulin cùng đường huyết ở bệnh nhân tiền tiểu đường.
Phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cách giảm cân
Đa phần người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều là những người thừa cân hoặc béo phì. Hơn nữa, những người bị tiền tiểu đường có lượng mỡ thừa tích trữ ở vùng bụng xung quanh các cơ quan nội tạng như gan. Chất béo này được gọi là chất béo nội tạng.
Một khi chất béo nội tạng dư thừa sẽ thúc đẩy tình trạng viêm và kháng insulin. Đồng thời làm tăng đáng kể khả năng mắc bệnh tiểu đường. Do đó, chỉ cần giảm 1kg cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn cách phòng tránh bệnh tiểu đường bằng chế độ giảm cân hợp lý như ăn ít tinh bột, paleo, ăn chay,…
Bỏ thuốc lá để phòng tránh bệnh tiểu đường
Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, ung thư phổi, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa,… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 44% ở những người hút với mức trung bình và 61% với người hút trên 20 điếu/ngày.
Phòng bệnh tiểu đường bằng vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Do đó những người thiếu vitamin D thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Phần lớn các tổ chức về sức khỏe khuyên dùng vitamin D trong máu nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75nmol/l). Bởi người có hàm lượng cao vitamin D trong máu sẽ giảm khả năng bị tiểu đường đến khoảng 43%.
Khi uống bổ sung vitamin này chức năng insulin trong các tế bào sẽ được cải thiện. Đồng thời đường huyết cũng duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể.
Phòng bệnh tiểu đường bằng thảo dược
Một số loại thảo dược và khoáng chất có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Nghệ có đặc tính kháng viêm và được nhiều người sử dụng như một loại dược liệu tốt. Đặc biệt nó có thể giúp chống viêm khớp và giảm các dấu hiệu viêm ở người bị đái tháo đường. Ngoài ra, nghệ còn tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin và nguy cơ tiến triển của bệnh. Một nghiên cứu ở 240 người mắc tiền bệnh tiểu đường dùng 750mg nghệ hàng ngày cho thấy không ai mắc bệnh trong khi tỷ lệ mắc là 16,4% ở nhóm không dùng nghệ.
Berberine có trong một số loại thảo dược như vàng đắng, hoàng bá, hoàng liên chân gà,… Nó hoạt động theo cơ chế là tăng độ nhạy với insulin và tác động vào gan hạn chế giải phóng đường. Do đó, berberine có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Trong các nghiên cứu chỉ ra rằng berberine có hiệu quả giúp hạ đường huyết tương đương với thuốc metformin – loại thuốc sử dụng nhiều cho việc điều trị tiểu đường.
Cách ăn uống phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để cải thiện sức khỏe đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Những thực phẩm mà người bệnh có thể ăn thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:
- Các loại trái cây ít đường như táo, bưởi, ổi, cam, quýt
- Thịt nạc đặc biệt là thịt bò
- Các loại cá,..
Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?
Bệnh nhân tiểu đường hạn chế tối đa các thức ăn có chứa nhiều đường và khó tiêu. Bởi các thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy tham khảo và tránh xa những thực phẩm dưới đây:
- Các loại đồ ngọt như bánh quy, kẹo, nước ngọt,…
- Tinh bột như cơm, bún, phở,…
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa,…
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cùng với việc thường xuyên vận động là cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Vì thế hãy lưu lại bài viết và tham khảo để có được một sức khỏe tốt.