Phụ Nữ Sức Khỏe

Mắc bệnh nhẹ thành nặng chỉ vì lạm dụng loại thuốc phổ biến này

Người phụ nữ 37 tuổi bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid điều trị cúm. Sau hơn 2 tháng nằm hồi sức tích cực, với 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy, chị mới thoát cửa tử.

Chị Mai (37 tuổi, Hà Nội) mắc cúm từ ngày 27/10 với biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân. Chị tự điều trị bằng thuốc hạ sốt và corticoid (medrol 16mg/ngày). 3 ngày sau tình trạng bệnh không cải thiện, chị bị sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy sau đó thở máy.

ThS.BS Nguyễn Bá Cường, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân được chuyển đến trung tâm trong tình trạng rất nặng, sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, oxy máu giảm rất thấp, X-quang phổi mờ trắng xóa cả 2 bên phế trường, test nhanh cúm B dương tính. 

Hình ảnh tổn thương ở phổi bệnh nhân trước và sau điều trị (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Điều đặc biệt là dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng còn 0,75 G/L (bình thường 4-10 G/L).

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus, thở máy và lọc máu hấp phụ. Xét nghiệm PCR dịch phế quản cho kết quả nhiễm cúm B kèm bội nhiễm tụ cầu vàng.

Bệnh nhân sau đó không đáp ứng với điều trị hồi sức, phải tiến hành can thiệp ECMO cấp cứu. Trong quá trình 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, do suy giảm khả năng đề kháng, bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với các vi sinh vật trong bệnh viện và phải điều trị nhiều đợt kháng sinh, kháng nấm. 

Các bác sĩ đã phải nhiều lần hội chẩn trong khoa và liên khoa để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng diễn biến của bệnh. Ngày 3/1, sau hơn 2 tháng nằm điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân được ra viện trong niềm vui của các thầy thuốc và gia đình. Tuy nhiên các tổn thương phổi sau đó có thể sẽ còn tồn tại và cần phải theo dõi trong thời gian dài.

Theo BS Cường triệu chứng giảm bạch cầu rất hay gặp ở bệnh nhân nhiễm virus đặc biệt là nhiễm cúm và sốt xuất huyết làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Corticoid là thuốc chống viêm nhưng có tác dụng phụ là giảm sức chống đỡ của cơ thể. Việc lạm dụng thuốc này ở các bệnh nhân nhiễm virus làm tăng nguy cơ bội nhiễm, đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc.

Bác sĩ khuyến cáo việc lạm dụng corticoid diễn ra thường xuyên ở Việt Nam trong điều trị nhiễm cúm và các bệnh xương khớp (được trộn lẫn trong các thành phần thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc). Thuốc phải được dùng đúng chỉ định và liều lượng. Việc dùng bừa bãi làm suy giảm khả năng đề kháng và rất dễ bội nhiễm vi khuẩn. 

Trước đó, Trung tâm đã tiếp nhận nhiều các ca nhiễm virus nguy kịch. Điều đặc biệt ở các ca này ngoài vấn đề nặng do nhiễm virus thì các bệnh nhân đều bội nhiễm thêm vi khuẩn đa kháng thuốc (tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu...) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Một số ca cần phải can thiệp ECMO dài ngày, mặc dù có thể sống sót nhưng cũng để lại hậu quả tổn thương lâu dài.

Vì thế, khi có bệnh, người dân nên đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định. Không được tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc mua theo đơn cũ, theo lời mách bảo của người thân, người quen vì hậu quả sẽ là khôn lường.

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Đột quỵ tăng cao vào mùa Đông: Hai loại thực phẩm chẳng khác thuốc quý, ngăn ngừa suy tim, mạch...

Những năm gần đây, căn bệnh đột quỵ chiếm tỉ trọng cao và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến...

2 biểu hiện của căn bệnh tiểu đường dù ngày hay đêm vẫn luôn thấy rõ: cẩn trọng với 5...

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một trong những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến những...

2 người tử vong do thói quen thường gặp mỗi dịp lễ Tết

Mỗi dịp lễ Tết, việc sử dụng rượu bia của người dân lại có chiều hướng gia tăng khiến không...

Bé gái mắc bệnh hiếm '200.000 người mới có một ca'

Do mắc hội chứng hiếm gặp, bé gái 5 tuổi ở Quảng Ninh bị lồng ruột nhiều lần. Gần đây,...

Biến thể phụ XBB của Omicron xuất hiện tại TP.HCM

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển theo thời gian giữa các biến thể phụ của Omicron trên địa bàn...

Sáng 4/1: Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19,...

Sau khi ăn chớ vội vàng làm 6 việc này: Cơ thể 'kêu gào', chẳng sớm thì muộn tuổi thọ...

Theo các chuyên gia, sau khi ăn cơ thể cần có thời gian nghỉ ngơi. Vội vàng làm 6...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình