Phụ Nữ Sức Khỏe

Lưu ý rối loạn thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thân nhiệt bình thường đo được ở nách từ 36,50C đến dưới 37,50C.Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ ở dưới hoặc trên giới hạn bình thường này được gọi là rối loạn thân nhiệt bao gồm hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt.Tình trạng này phải được lưu ý phát hiện để xử trí kịp thời biện pháp nhằm chủ động ngăn ngừa các hậu quá xấu có thể xảy ra.

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt khi thân nhiệt dưới 36,50C đo ở nách.Đây là một biểu hiện của dấu hiệu nặng có thể gây tử vong và thường gặp trong các trường hợp bị nhiễm trùng nặng.

Theo các nhà khoa học, các mức độ hạ thân nhiệt đo ở nách có thể chia ra 3 loại: hạ thân nhiệt nhẹ khi thân nhiệt từ 36,50C đến 36,40C, hạ thân nhiệt trung bình khi thân nhiệt từ 350C đến 35,90C, hạ thân nhiệt nặng khi thân nhiệt dưới 350C. Việc xử trí hạ thân nhiệt được thực hiện bằng nguyên tắc sử dụng phương pháp vật lý.

Ở tuyến xã, phường, thị trấn: Phải nhận biết nguy cơ hạ thân nhiệt ở nhũng đối tượng trẻ sơ sinh cần được lưu ý như: trẻ nhẹ cân, trẻ sinh non, trẻ có hồi sức khi sinh, trẻ không khỏe do nhiễm khuẩn nặng; trẻ không nằm với mẹ, trẻ bú sữa kém, trẻ ở nơi có thời tiết lạnh khi sinh...

Ảnh minh họa: Internet

Cần phát hiện kịp thời dấu hiệu hạ thân nhiệt bằng cách sờ bàn tay và bàn chân trẻ sơ sinh thấy lạnh, theo dõi sờ bàn chân trẻ mỗi giờ trong 2 giờ đầu, sau đó mỗi 4 giờ một lần trong ngày đầu sau sinh. Đồng thời phải đo thân nhiệt ít nhất 1 lần trong ngày đầu sau sinh, đối với những trẻ có nguy cơ cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên hơn cứ mỗi 6 giờ một lần.

Biện pháp xử trí hạ thân nhiệt được thực hiện bằng cách hướng dẫn người mẹ giữ ấm cho trẻ sơ sinh với phương pháp tiếp xúc da kề da, phương pháp kangaroo hoặc mặc thêm áo tã, đội mũ, mang tất vớ, quấn khăn và đắp chăn ấm cho trẻ... hay hướng dẫn các phương pháp ủ ấm khác an toàn khác cho trẻ.

Khuyến khích người mẹ cho trẻ bú sớm, bú nhiều lần; nếu trẻ không thể bú được, cho trẻ uống sữa mẹ qua thìa. Nếu thân nhiệt sau 1 giờ can thiệp biện pháp vật lý không trở về mức độ bình thường hoặc có thể kèm theo bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào khác thì cần chuyển ngay trẻ lên tuyến trên. Lưu ý phải chuyến tuyến an toàn sau khi tiêm liều kháng sinh đầu cho trẻ, cố gắng giữ ấm và cho trẻ bú hoặc uống sữa mẹ trong suốt quá trình chuyển lên tuyến trên.

Ảnh minh họa: Internet

Ở tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện việc phát hiện và xử trí như ở tuyến dưới, đồng thời khám lâm sàng, làm xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm cơ bản khác để chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân, nhất là nguyên nhân nhiễm khuẩn. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt nặng, phải sử dụng các phương tiện ủ ấm sẵn có như lồng ấp, giường sưởi ấm...; đồng thời phát hiện và điều trị các rối loạn kèm theo, đặc biệt là tình trạng hạ đường huyết. Lưu ý việc chuyển trẻ sơ sinh lên y tế tuyến trên khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng bệnh lý không được cải thiện sau 2 ngày điều trị.

Ở tuyến tỉnh, thành phố thuộc trung ương: Thực hiện việc phát hiện và xử trí như ở tuyến dưới, đồng thời làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh như cấy máu và các loại dịch bệnh phẩm khác. Điều trị tích cực nguyên nhân trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

 

Điều cần quan tâm

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn thân nhiệt gồm hạ thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt, các tuyến y tế phải theo dõi thân nhiệt của trẻ đúng quy trình, theo dõi thường xuyên các phương tiện làm ấm cho trẻ kể cả nhiệt độ trong phòng.

Phải thực hiện việc xét nghiệm kiểm tra đường huyết, nếu đường huyết dưới 40 mg/dL phải xử trí đúng quy định của trường hợp hạ đường huyết sơ sinh đã được chỉ định, hướng dẫn.

Tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt khi thân nhiệt từ 37,50C trở lên đo ở nách.Tăng thân nhiệt sơ sinh là một dấu hiệu nặng, có thể gây tử vong và thường gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt trong bệnh cảnh viêm màng não mủ.

Thân nhiệt đo ở nách có thể tăng theo mức độ từ nhẹ đến nặng: tăng nhẹ khi nhiệt độ từ 37,60C đến 380C; tăng trung bình khi nhiệt độ từ 380C đến 390C; tăng nặng khi nhiệt độ trên 390C. Việc xử trí can thiệp tăng thân nhiệt được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng phương pháp vật lý và phương pháp dùng thuốc.

Ở tuyến xã, phường, thị trấn: Phải nhận biết ngay nguy cơ tăng thân nhiệt ở những trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ không được khỏe do nhiễm khuẩn nặng, có thời tiết nóng bức... Cần phát hiện kịp thời dấu hiệu tăng thân nhiệt như sờ bàn tay và bàn chân trẻ sơ sinh thấy nóng. Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế ở những trẻ sơ sinh có nguy cơ, cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên mỗi 6 giờ một lần.

Xử trí trường hợp trẻ sơ sinh tăng thân nhiệt bằng cách đưa trẻ ra khỏi nguồn nóng, nằm ở phòng thoáng khí, mặc đồ thoáng mát, không đắp chăn, có thể cởi áo và tã lót nếu cần thiết...; khuyến khích người mẹ nên cho trẻ bú sớm và bú nhiều lần hơn, nếu trẻ không thể bú được thì vắt sữa mẹ và cho trẻ uống sữa mẹ bằng thìa.

Nếu thân nhiệt của trẻ sau thời gian 1 giờ không trở về mức bình thường hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào khác, cần phải chuyển lên tuyến trên ngay; phải chuyển tuyến an toàn sau khi tiêm liều thuốc kháng sinh đầu. Lưu ý không dùng ngay thuốc hạ sốt để hạ thân nhiệt.

Ảnh minh họa: Internet

Ở tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện việc phát hiện và xử trí như tuyến dưới; đồng thời cũng phải khám lâm sàng, làm xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân xác định, nhất là nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt, nếu trẻ sơ sinh tăng thân nhiệt nặng có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 đến 15 mg/kg cân nặng mỗi lần, có thể dùng lại sau 6 giờ khi cần thiết. Đồng thời điều trị các rối loạn kèm theo, đặc biệt là tình trạng mất nước. Nên chuyển bệnh lên tuyến trên nếu vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng bệnh không cải thiện.

Ở tuyến tỉnh, thành phố thuộc trung ương: Thực hiện việc phát hiện và xử trí như tuyến dưới, đồng thời làm thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân như cấy máu và các dịnh bệnh phẩm khác. Điều trị theo nguyên nhân được chẩn đoán xác định, nhất là trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng.

Theo BS Nguyễn Võ Hinh/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Tại sao trẻ cười trong khi ngủ?

Nhiều người quan sát thấy trẻ cười trong khi ngủ. Tiếng cười của trẻ rất trong trẻo và thú vị....

Cải thiện rối loạn học tập, tăng chất lượng cuộc sống của trẻ

Rối loạn học tập chuyên biệt hay khuyết tật học tập đều từ tên gọi trong tiếng Anh là “learning...

Ngộ độc thuốc hạ sốt: Bác sĩ chỉ cách sử dụng thuốc này như thế nào?

Tại Phú Thọ, trường hợp một cháu bé bị ngộ độc acetaminophen nặng vì được cho thuốc theo liều người...

5 phút đúng cách mỗi ngày là đủ nuôi con nên người

Đứa con nghịch, phá hỏng đồng hồ bố mới mua. Bố tức giận chửi mắng, Đào Hành Tri trách bạn:...

Chuyên gia chỉ ra 4 thứ cha mẹ cần đầu tư trong 5 năm đầu đời của trẻ

Đầu tư chăm sóc trẻ không chỉ là dành những món quà vật chất cho con mà còn là dành...

'Phòng bệnh cho bé mùa tựu trường' cùng Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sẽ có buổi...

Cải thiện bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng , cha mẹ cần làm gì?

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là một tình trạng dinh dưỡng trong đó thiếu hay thừa năng lượng, ảnh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình