Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại ung thư có hơn 26.000 người Việt mắc phải mỗi năm

Những người bị viêm gan mạn tính, xơ gan, đái tháo đường, hút thuốc lá... có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Người bệnh có thể phải ghép gan trong tình huống cần thiết.

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Việt Nam thuộc vùng dịch tễ viêm gan siêu vi B, C, mỗi năm có 26.418 ca mắc mới ung thư gan. Ung thư gan được xem là "sát thủ hàng đầu" với 25.272 ca tử vong, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư các loại.

Những người mắc bệnh viêm gan B, C mạn tính, xơ gan có nguy cơ cao bị ung thư gan. Người bị gan nhiễm mỡ lâu ngày, đái tháo đường type 2, bệnh gan do di truyền, nhiễm độc chất aflatoxin, dioxin, hút nhiều thuốc lá,... cũng là đối tượng có nguy cơ rất cao.

Vừa qua, anh T.T.A. (45 tuổi, ngụ tại TPHCM) đến khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng đau tức hạ sườn phải với tiền sử viêm gan virus B.

Tại Khoa Ngoại gan mật tụy, bác sĩ tiến hành siêu âm và phát hiện một khối u kích thước lớn đường kính trên 10cm, các chỉ số ung thư như PIVKA II và AFP cũng tăng rất cao. Người bệnh được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt gan, phục hồi và đang được theo dõi định kỳ sau mổ. 

Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng tư vấn cho người bệnh. Ảnh: BVCC.

Theo bác sĩ Hoàng, tầm soát ung thư gan định kỳ được xem là giải pháp thiết thực có thể giúp người bệnh phát hiện các bất thường trong cơ thể từ sớm.

Ung thư gan từ lúc mới hình thành đến lúc qua giai đoạn tiến triển thường kéo dài nên việc theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng bằng siêu âm bụng và AFP ở các đối tượng nguy cơ sẽ giúp phát hiện sớm khi khối u dưới 2cm. Đây được xem như cơ hội vàng cho việc điều trị. 

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nếu phát hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm và khối u còn nhỏ, bệnh nhân có thể được hủy u bằng sóng cao tần hoặc vi sóng. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao. 

Trường hợp phát hiện bệnh khi khối u lớn hơn nhưng chức năng gan còn tốt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ sống 5 năm sau khi phẫu thuật ung thư gan là 50-70%.

Trường hợp ung thư chưa quá muộn nhưng chức năng gan rất kém, bác sĩ sẽ chọn phương pháp ghép gan. 

Ở mức độ ung thư gan nặng hơn, người bệnh sẽ được bơm hóa chất làm tắc mạch nuôi khối u (TACE). Đây là giải pháp giúp khống chế sự phát triển của khối u và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Tuy nhiên, sau đó, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra xem còn mạch máu nào nuôi khối u hay không và tiếp tục thực hiện TACE nếu cần thiết. 

Các bác sĩ cho hay, khi bệnh ở giai đoạn tiến xa hoặc giai đoạn muộn, điều trị thất bại hoặc không phù hợp điều trị can thiệp tại chỗ, khi đó giải pháp điều trị toàn thân đóng vai trò quan trọng. 

Các liệu pháp toàn thân được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích kết hợp miễn dịch. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, liệu pháp toàn thân có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống lên đến 20 tháng.

Theo Linh Giao/Vietnamnet

Tin liên quan

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư...

100 trẻ nhập viện vì viêm phổi ở Quảng Ninh, số lượng gia tăng bất thường

Các bệnh nhi vào viện trong tình trạng viêm phổi, thậm chí mờ hai thùy phổi dù trước đó trẻ...

Sốt mò: Không phát hiện sớm có thể gây tử vong

Sốt mò là tình trạng sốt cấp tính, thường gặp vào mùa nóng ẩm. Nếu không phát hiện sớm có...

Tháng 7 sẽ có thêm thuốc điều trị tay chân miệng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã nhận được công văn của Sở Y tế TP HCM về...

Đã xác định kiểu gen của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em

Giải trình tự gen 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi bệnh tay chân miệng nặng đều cho kết...

Phát hiện bé gái 2 tuổi mắc bệnh than không rõ nguồn lây

Có biểu hiện sốt cao, nôn ói và có nốt tím trên da, khi nhập viện, bé gái 2 tuổi...

Làm sao sớm nhận biết trẻ mắc tay chân miệng độ nặng?

Tại TP HCM vừa ghi nhận một trường hợp đã tử vong vì biến chứng của bệnh tay chân...

Tin mới nhất

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

53 phút trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

1 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

1 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

1 giờ trước

Hiện tượng tay nổi gân xanh và những điều cần biết

3 giờ trước

Cho giấc ngủ sâu hơn với những cách ngủ nhanh trong 1 phút

3 giờ trước

Làm “chuyện ấy” 21 lần trong một tháng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

4 giờ trước

Nắng nóng đỉnh điểm dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cách bảo vệ da không cháy nắng, tránh ung thư từ lời...

4 giờ trước

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình