Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại rau 'cứu đói' ngày xưa ngon khó tả, thế giới coi là rau trường sinh quý giá nhưng 4 nhóm người khi ăn cần lưu ý

Loại rau có nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi ăn cần có những lưu ý nhất định. Đặc biệt là những nhóm người sau.

Các tác dụng của rau sam đối với sức khỏe

Theo Medlatec, một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể.

Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau có tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sử dụng rau sam có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc đái tháo đường type 2. Bởi rau có tác dụng giảm các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói và giảm tăng men gan.

Với chất này có sẵn, rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột,... Ngoài ra, rau cũng có tác dụng đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

Trong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.

Các hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid và homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau có vai trò loại bỏ các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

Bài thuốc từ cây rau sam

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tư vấn trên VietNamNet như sau:

Từ xa xưa dân gian đã áp dụng lời chỉ dạy “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Trong Đông y, rau sam cũng trở thành phương thuốc vườn nhà trị các bệnh thường gặp. Đây là rau dễ sống có thể phát triển ở vùng đất khô cằn. Quan niệm Đông y cho rằng rau sam có vị chua, tính lạnh, không có độc tính có thể dùng làm rau ăn tươi hoặc phơi khô làm thuốc sắc uống. Trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi cũng có thể dùng loại rau này để trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Rau sam dùng chủ trị các bệnh như kiết lị, mụn nhọt, tiểu ra máu. Rau sam còn giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể dùng rau sam nấu canh, luộc hoặc dùng luộc chung với rau muống, rau cải, rau dền.

Cách dùng cây rau sam. Ảnh: Internet

Các bài thuốc từ ra sam từ trong các sách đông y hướng dẫn như người đi tiểu ra máu có thể lấy rau sam khô sắc chung với cỏ mực, cỏ sữa tươi, rau má cho vào sắc từ 3 bát nước cô đặc lấy 1 bát, uống ngày 3 lần kéo dài từ 5 đến 7 ngày sẽ hết triệu chứng này. Bị mụn nhọt lấy rau sam rửa sạch giã nát rồi đắp liên tục trong vài ba ngày sẽ có kết quả.

4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn rau sam

Theo Báo Người Đưa Tin, có những nhóm người cần cẩn trọng khi ăn rau sam.

- Bà bầu: Trong y học cổ truyền, rau sam tính hàn, có công dụng giải độc, trừ giun sán, có thể gây kích thích mạnh đến tử cung. Phụ nữ trong thai kỳ không nên ăn rau sam vì sẽ làm tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai, sinh non và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên bỏ hoàn toàn loại rau này ra khỏi thực đơn dành cho mẹ bầu.

- Người hay tiêu chảy, lạnh bụng: Rau sam tính hàn, không phù hợp cho người bị tiêu chảy do lạnh bụng, tránh làm bệnh nặng hơn.

- Những người có dạ dày, tì vị yếu: Những đối tượng trên không nên ăn nhiều rau sam để tránh tăng gánh nặng cho cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

- Những người đang uống thuốc bắc: Trong quá trình trị liệu bằng thuốc Bắc, tốt nhất là không ăn rau sam, nếu không sẽ giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm bệnh biến chuyển nặng hơn.

 

 

Lam Lam (t/h)

Tin liên quan

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ trà sả mà bạn chưa biết

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đưa sả thơm vào thói quen uống trà hàng ngày của mình?

Cách ăn dưa muối tránh gây hại cơ thể

Ăn dưa muối thế nào để tận dụng được lợi ích và hạn chế những mặt trái của nó đối...

Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng?

Để không bị tăng tiết axit dịch vị, tăng cơn đau, người đau dạ dày cần có bữa ăn sáng...

Mướp đắng rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn cùng những thực phẩm này

Mướp đắng là loại rau củ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên có một số thực phẩm được khuyến cáo...

Có nên ngâm rau bằng nước muối?

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ngâm rau quả bằng nước muối để loại bỏ tạp chất và...

Những loại rau củ nhất định phải nấu chín khi ăn kẻo vô tình tự hạ độc chính mình

Có nhiều loại thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên nếu không biết chế biến sẽ rất dễ...

Những thực phẩm là 'sát thủ' với tim mạch

Dưới đây là những thực phẩm gây hại cho tim mạch cần loại bỏ khỏi danh sách thực đơn hàng...

Tin mới nhất

WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

19 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

20 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

20 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

20 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

21 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

2 ngày trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

2 ngày trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình