Phụ Nữ Sức Khỏe

Lầm tưởng về ung thư

Ung thư không phải căn bệnh xa lạ với chúng ta, song, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm về nó, gây ra nhiều bi quan không đáng có.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư chiếm 10 triệu tử vong trên toàn thế giới vào năm 2020. Trên toàn cầu, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

“Ung thư” là thuật ngữ chung để chỉ nhóm các bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Triệu chứng âm thầm và khó điều trị khiến ung thư trở thành nỗi ám ảnh của đa số người dân trên toàn cầu. Đặc biệt, không ít người quan niệm sai lầm về căn bệnh này.

Ung thư là án tử?

Theo Medical News Today, ung thư không phải là bản án tử hình, bởi không phải lúc nào người bệnh phát hiện cũng là ở giai đoạn cuối. Nếu được chẩn đoán sớm, khả năng chữa khỏi, tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân ung thư cũng rất khả quan.

Tháng 1/2019, giới chức y tế Mỹ ước tính có khoảng 16,9 triệu người sống sót khỏi ung thư và tiếp tục sống khỏe mạnh. Ở Vương quốc Anh, tỷ lệ sống sót đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua.

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân tùy thuộc vào loại ung thư mà họ mắc. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do ung thư đang giảm dần. Ví dụ tại Anh, tỷ lệ sống sót của người mắc ung thư tinh hoàn là 98%, trong khi đó, con số này ở ung thư tuyến tụy chỉ là 1%.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, nguy cơ tử vong vì ung thư đã giảm đều từ những năm 1990. Hiện nay, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở người bị ung thư vú, tuyến tiền liệt và tuyến giáp khá cao, ít nhất là 90%. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm với tất cả bệnh ung thư cộng lại là khoảng 67%.

Ung thư không phải dấu chấm hết cho cuộc sống và rất nhiều người đã chiến thắng căn bệnh này. Ảnh: iStock.

Ung thư là bệnh lây lan?

Sai lầm này khiến nhiều người hiểu sai bản chất của ung thư, dễ sinh ra cảm giác xa lánh, kỳ thị người bệnh.

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức và không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Ung thư không phải là một bệnh mà là tên chung của một tập hợp rất nhiều bệnh có những đặc tính cơ bản giống nhau của bệnh ung thư và có khoảng hơn 200 bệnh ung thư khác nhau ở người.

Tuy nhiên, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, như HPV, viêm gan B và C, có thể gây ung thư ở cổ tử cung, gan. Trong những trường hợp này, tác nhân gây ung thư có thể truyền sang cho người khác, nhưng bản thân ung thư (khối u) không lây.

Phẫu thuật khiến ung thư di căn?

Phẫu thuật ung thư có thể khiến khối u di căn nhưng trường hợp này rất hiếm. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những tiến bộ trong thiết bị được sử dụng khi phẫu thuật, xét nghiệm hình ảnh chi tiết hơn đã giúp nguy cơ này ở mức rất thấp.

Ngoài ra, quan điểm cho rằng khối u ác tính sẽ phát triển nhanh hơn hoặc lan sang các bộ phận khác khi tiếp xúc không khí cũng hoàn toàn sai lầm.

Thuốc nam chữa được bệnh ung thư?

Các chuyên gia khẳng định không có bằng chứng về bất kỳ loại thảo dược nào chứng minh có thể chữa khỏi hoặc điều trị ung thư. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cảnh báo trong một số trường hợp, các chất bổ sung từ thảo dược có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Ví dụ điển hình là thảo mộc kava kava – loại vốn được một số người dùng để giảm căng thẳng, lo lắng, có thể gây tổn thương gan. Do đó, các bệnh nhân ung thư cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng hay vitamin nào.

Ung thư mang tính di truyền?

Một số nghiên cứu chỉ ra ung thư có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình, song, nó rất hiếm. Ước tính khoảng 3-10% các ca bị ung thư do đột biến di truyền từ cha mẹ.

Tất cả người dân trên thế giới đều có nguy cơ mắc ung thư khi chúng ta già đi. Do đó, không có gì lạ khi một số người thân của chúng ta cùng mắc bệnh này. Hầu hết trường hợp ung thư là do sự tích tụ của các đột biến trong gene theo thời gian.

Ung thư không lây nhưng một số tác nhân, virus, vi khuẩn gây ung thư có thể truyền từ người này sang người khác. Ảnh: Freepik.

Ung thư luôn tái phát?

Theo tiến sĩ Collin Vu, bác sĩ chuyên khoa ung thư và huyết học tại Viện Ung thư MemorialCare, Trung tâm Y tế Orange Coast, California, Mỹ, quan niệm tất cả người mắc ung thư sẽ bị tái phát là sai lầm. "Các liệu pháp điều trị ung thư hiện nay được cải thiện đến mức chúng ta có thể chữa khỏi ung thư, tiêu diệt hoàn toàn khối u ác tính", vị chuyên gia nói thêm.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý mỗi loại ung thư khác nhau có khả năng chữa khỏi khác nhau và thời gian tái phát cũng khác nhau. Vì vậy, điều khó là bệnh nhân không thể phân biệt họ đã thực sự được chữa khỏi chưa hoặc khi nào nguy cơ tái phát ung thư cao.

Không có thuốc chữa khỏi bệnh ung thư?

Rất may điều này không thành sự thật. Khi khoa học nghiên cứu sâu hơn về các cơ chế đằng sau bệnh ung thư, nhiều phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả hơn. Chữa khỏi bệnh ung thư là khi dân số mắc bệnh có tuổi thọ tương đương dân số chung.

Theo bác sĩ Collin Vu, một số bệnh ung thư như ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi lên tới 60%. Con số này ở ung thư vú, tuyến tiền liệt và bàng quang là khoảng 50%.

Vị chuyên gia kết luận: “Qua số liệu trên có thể thấy một số bệnh ung thư có thể loại bỏ, nhưng không phải tất cả đều chữa khỏi hoàn toàn. Song, chúng ta có thể lạc quan tin vào điều này khi tỷ lệ chữa khỏi ung thư tăng lên từng ngày".

Điều quan trọng là bệnh nhân nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngay cả ở giai đoạn cuối, không được mất hy vọng. Bởi hiện nay, nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, mới lạ, kỹ thuật phẫu thuật cho thấy hiệu quả hơn. Ví dụ điển hình là với việc sử dụng liệu pháp miễn dịch hiện đại, có tới 40% bệnh nhân ung thư da giai đoạn 4 có thể chữa khỏi, 50% bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 4 di căn đến gan cũng cải thiện khi kết hợp hóa trị và phẫu thuật.

Theo Thiên Nhan/ Zing News

Tin liên quan

Lầm tưởng về bệnh ung thư nhiều nam giới mắc nhất

Ở nam giới, ung thư phổi có số ca mắc và tử vong cao nhất trong số các bệnh ung...

Mất thính giác làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Thính giác là khả năng nghe âm thanh bằng tai. Tuy nhiên, khi thính giác yếu đi, kích thước não...

Bộ Y tế nói gì về thông tin "biến thể Covid-19- Omicron mới độc hơn Delta gấp 5 lần"?

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về biến thể Omicron mới gây dịch Covid-19 độc hơn biến thể...

Phát hiện mới về nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn

Các quan chức y tế Vương Quốc Anh đang điều tra mối quan hệ giữa chó và sự gia tăng...

Phát hiện mới về cách giúp tăng tuổi thọ

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Communications Biology cho thấy đi bộ nhanh góp phần cải thiện...

Bài tập thở cho bệnh nhân hen suyễn hậu Covid-19

Một số bài tập yoga có thể giúp giảm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt...

Cẩn thận với bệnh trào ngược dạ dày nếu ăn khuya thường xuyên

Bên trong dạ dày bao gồm axit trong dạ dày đi ngược về phía thực quản và kích thích niêm...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 3 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 3 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 17 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 17 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 18 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình