Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: 'Những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách khéo léo giải quyết và phát triển bền vững'

Một số cha mẹ có thể nhầm lẫn EQ là IQ, nhưng đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác. Nếu nói về năng lực vật lý và logic của não bộ về suy nghĩ và phán đoán thì đúng là IQ.

Tuy nhiên, nếu đặt năng lực vật lý này vào môi trường tác động (ví dụ gia đình, trường lớp, nơi làm việc, xã hội) thì nếu không có EQ thì dù bạn có IQ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy EQ là gì? Tại sao cha mẹ lại cần quan tâm đến phát triển cho trẻ từ sớm?

Tại sao EQ lại đóng vai trò quan trọng?

Đơn giản bởi vì nó là cái thực tế mà bạn phải va chạm hằng ngày. Nói 1 cách dễ hiểu, nó là năng lực sử dụng logic và trí thông minh trong việc kiểm soát và làm chủ các tác động của môi trường. Nó được gọi là trí tuệ cảm xúc (EQ).

Ví dụ: Bạn đang có 1 công việc ổn định, mức lương tốt, gần nhà và trường học các con và đồng nghiệp thân quen. Một ngày, sếp bảo bạn phải chuyển công tác sang vị trí khác hoặc nơi khác. Cảm xúc bạn lúc đó như thế nào?

Bên cạnh IQ thì EQ cũng là một trong những chỉ số bạn cần quan tâm ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Tùy vào khả năng EQ, mà mỗi người có cách điều chỉnh cảm xúc khác nhau. Có người than thân trách phận, có người nói xấu sếp, có người chấp nhận vui vẻ như 1 thuận tự nhiên nhưng thỏa thuận được mức lương và đãi ngộ tốt hơn.

Đó chính là năng lực EQ. EQ sẽ giúp bạn luôn là người có "IQ cao" trong mọi tình huống, xấu-tốt, an toàn-nguy hiểm. IQ cao có nghĩa là bạn hiểu vấn đề, và tìm phương án tối ưu nhất cho vấn đề.

Sống trong xã hội, chúng ta luôn có những điều sẽ diễn ra, có thứ sẽ thuận lợi mình, có thứ cũng bất lợi mình. Nếu không có năng lực kiểm soát cảm xúc, nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề thì chúng ta dễ rơi vào bế tắc, chán nản và trầm cảm. 

Nói cách khác, IQ giúp con bạn có được thứ trẻ muốn (công việc, gia đình, tiền bạc...), nhưng EQ sẽ giúp con bạn giữ được nó.

Mô hình EQ dành cho trẻ nhỏ

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Brackett (ĐH Yale, Mỹ) từng chia sẻ về mô hình phát triển EQ nhằm nâng cao năng lực phát triển bản thân, xây dựng quan hệ xã hội và tồn tại trong môi trường kinh doanh-làm việc.

Cha mẹ nên tìm hiểu mô hình EQ nhằm áp dụng cho trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Cơ bản vẫn gồm 4 bước mà bất kì đứa trẻ nào cũng nên trải qua trong giai đoạn luyện tập về bất kì tình huống nào.

Bước 1: Quản lý cảm xúc: Trẻ cần được cho phép/ có quyền được bộc lộ cảm xúc. Đó là tự nhiên. Hãy dạy trẻ rằng: Cảm xúc là tự nhiên. 

Bước 2: Hiểu cảm xúc: Trẻ cần được dạy cảm xúc nào là ở tình huống nào. Hãy dạy trẻ rằng: Cảm xúc có thể kiểm soát thành công.

Bước 3: Biết sử dụng cảm xúc: Trẻ biết dùng ngôn ngữ, lời nói, biểu cảm hoặc cử chỉ để diễn giải cảm xúc. Từ đó, hãy dạy trẻ rằng có nhiều cách để diễn tả cảm xúc. Chọn cách tốt nhất trong tình huống phù hợp.

Bước 4: Biết đánh giá cảm xúc: Xa hơn, trẻ nhìn và đoán được cảm xúc của bản thân và người khác hoặc tình huống. Cha mẹ hãy dạy trẻ rằng: Bản thân trẻ hay tất cả mọi người đều có cảm xúc, đó là tự nhiên. Đừng rối vì rối bạn sẽ cũng dính bẫy cảm xúc. Biết nhận thức để quay lại bước 1-3 để giải quyết khôn ngoan cho bản thân hoặc người khác.

Do đó, trải qua giai đoạn rèn luyện tự khắc trẻ sẽ có EQ cao. Đơn giản trẻ biết cách làm và làm sao đạt tốt nhất. Không có giai đoạn độ tuổi nào đặc biệt để luyện tập. Với bằng chứng hiện tại chỉ cho ta biết, càng nhỏ việc trẻ được rèn luyện EQ cần dễ dàng. 

Rèn luyện EQ cho trẻ ngay từ những năm đầu đời là việc làm cần thiết - Ảnh minh họa: Internet

Lí do là trẻ có những chuyển bước từ ấu nhi - trẻ nhỏ - trẻ em và các cấp độ lớn hơn sẽ có tình huống khó hơn và mối quan hệ và môi trường tương tác cũng lớn hơn.

Nếu từ nhỏ được cha mẹ dạy tốt các bước trên thì sẽ dễ biết sử dụng cho những thử thách lớn hơn và nếu gặp thử thách khó cũng có "bí kíp" lục lại để bắt đầu lại.

Làm cách nào để rèn luyện EQ cho trẻ? 

Hãy bắt đầu với những điều sau, bạn sẽ cho bé qua được bước 1 và bước 3:

Trẻ dưới 1 tuổi

Cảm xúc trẻ sử dụng chính là khóc và cười. Khóc có thể mang những thông điệp sau: Con khó chịu, con đói hoặc đơn giản con cần mẹ. Còn cười là chỉ con thích mẹ. Bạn có thấy quá phức tạp khi con khóc không? Tại sao lại như vậy? Vì khóc chúng ta thường nghĩ là tiêu cực, nên đáp ứng theo hướng giải quyết tiêu cực.

Tuy nhiên, trẻ khóc có thể là tích cực, chỉ đơn giản cần bạn. Đó là điều cần dạy cho con. Bạn nên tập đoán tiếng khóc của con, đừng lúc nào cũng bế con lên dỗ dành khi nghe con khóc. Hành vi này vô tình lấy đi bước 1 của trẻ. Cách tốt nhất, hãy để trẻ khóc 1-2 phút rồi hãy giải quyết tình huống.

Trẻ dưới 1 tuổi rèn chỉ số EQ thông quá cách đáp ứng nhu cầu yêu thương hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Hãy chơi cùng trẻ, bạn sẽ làm trẻ bộc lộ cảm xúc "cười" theo nhiều chiều. Có bạn nói: Cười là cảm xúc tích cực, trẻ cười là được rồi cần gì phải hiểu nhiều chiều. Đúng là cười là cảm xúc tích cực với trẻ và với bạn, nhưng trẻ cần phải hiểu cảm xúc đó là khi nào xuất hiện.

Nếu bạn để ý, trẻ nhìn bạn là cười khi được 2-3 tháng tuổi. Giai đoạn lớn hơn, có lúc bạn trêu đùa trẻ mới cười, có lúc tự cười. Thực ra, trẻ hiểu rằng cười là cách giao tiếp với bạn chứ không hẳn trẻ trải nghiệm cảm xúc hạnh phúc với bạn. Do đó, nụ cười xảy ra khi tương tác vui chơi, trò chuyện, đọc sách là có những chiều ý nghĩa khác nhau.

Trẻ trên 1 tuổi

Trẻ khóc có thể có thêm mè nheo và đòi hỏi. Lúc này, trẻ phát triển nhận thức tốt hơn, biết dùng nhiều thứ khác để bộc lộ cảm xúc như la hét, nằm lăn ra sàn, đánh bạn, tự đánh vào mình để bộc lộ cảm xúc.

Đây là điều cho bạn biết trẻ cần được dạy ở bước 2 và bước 3. Hãy nghiêm nghị và im lặng giải quyết (nhưng đừng la mắng hay đánh trả) và cho trẻ thời gian suy nghĩ. 

Tiếp theo, hãy dạy trẻ cách sử dụng đúng cảm xúc theo bước 3. Ví dụ: Con buồn tiểu khi ăn không được la làng "con mắc tiểu quá, mắc tiểu quá" mà hãy chạm tay mẹ và nói khẽ. Trẻ con cần những điều này. Không ai dạy trẻ nếu bạn không dạy trẻ.

Bạn cũng nên bắt đầu dạy trẻ ngôn ngữ và cử chỉ nét mặt về cảm xúc: Vui, buồn, không thích, thích và cách từ chối, nhận, cảm ơn khi trẻ bước sang 2 tuổi. Trẻ cần có công cụ để sử dụng.

Hãy dạy trẻ biết bày tỏ cảm xúc đúng lúc - Ảnh minh họa: Internet

Đánh giá cảm xúc ở bước 4 chỉ được dạy khi trẻ có giao tiếp và tương tác xã hội. Tại sao không cho trẻ tham gia hoặc vui chơi cùng bạn bè? Khi trẻ bị bạn bè trêu chọc, khi trẻ bị bạn bè chê cười. Bạn làm gì trong tình huống này? 

Bạn lên trường nói cô giáo về việc trẻ bị chọc hay bạn sẽ yêu cầu con nói với các bạn là sẽ mách cô giáo nếu còn trêu chọc? Bạn hãy vui mừng rằng: Con có cơ hội để lớn. Chuyện của con chỉ có con giải quyết được.

Bạn hãy hỏi con: Điều bạn nói con thấy có đúng không? Nếu không đúng, tại sao con bực? Nếu con không bực, mẹ tin bạn con không còn cớ chọc con nữa.

Giao tiếp và tương tác xã hội sẽ giúp bé biết đánh giá cảm xúc bản thân - Ảnh minh họa: Internet

Đây là cách mà bạn dạy trẻ từ từ nhận ra rằng việc gỡ rối 1 tình huống là dễ dàng khi không có cảm xúc xen vào. Cũng là cách mà bạn tạo cho trẻ thói quen chia sẻ và rỡ rối cùng bạn.

Những điều cần tránh để không làm hạ thấp EQ của trẻ

La mắng hay đánh trẻ là những hành động hạ thấp khả năng trí tuệ cảm xúc của trẻ.

So sánh trẻ với trẻ khác. Thật sự, điều này đi ngược với phát triển EQ, nhưng phần lớn người lớn chúng ta hay mắc phải. Không thể làm trẻ giỏi hơn khi mỗi ngày "Ê! thấy con bé này giỏi không", "Thấy nó làm cha mẹ hãnh diện không", hoặc "thân hình còi nhom".

Không cho trẻ có ý kiến. Tại sao không chịu lắng nghe ý kiến của trẻ. Biết đâu bạn có thể nhận ra con mình là 1 thiên tài về vấn đề nào đó. 

Khi con khóc/la hét thì dụ dỗ con bằng vật chất/đồ chơi/bánh kẹo. Vấn đề nằm ở chỗ là bước 1 và 2 đều không có cơ hội phát triển.

Cha mẹ cần tránh những sai lầm cơ bản làm giảm khả năng trí tuệ cảm xúc của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Xem trẻ quá yếu ớt, nên thường giành hết phần khó và phần có nguy cơ. Trẻ con cần trải nghiệm thất bại mới học được 4 bước của EQ. Nhiều cha mẹ hay nói: Nó nguy hiểm lắm, đừng chơi nữa con.

Nhưng, 1 số ít cha mẹ có con có EQ cao lại nói điều này: Con có thể bị ngã nếu ngồi ra ngoài, ngồi gần lại và giữ chặt dây cẩn thận nhé con! Khác biệt 2 câu nói chỉ nằm ở vấn đề có bản thân trẻ hay không. Câu 1 chỉ có bản thân bạn (bạn quyết định tất cả), câu 2 có cả bản thân bạn (bạn cho trẻ hướng dẫn an toàn của thử thách) và cả trẻ (trẻ đang thử thách).

Có thể thấy, EQ là 1 phần quan trọng cho trẻ nhận ra được bản thân và cách giải quyết vấn đề khôn ngoan, mà nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân và những người khác. Thế giới ngày càng phức tạp, chỉ những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách khéo léo giải quyết và phát triển bền vững.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Tin liên quan

Siêu mẫu Hà Anh chia sẻ kinh nghiệm chọn những món đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh dưới 6...

Siêu mẫu Hà Anh cho biết có những món đồ cha mẹ nghĩ không quan trọng trước khi sinh nhưng...

9 sự thật thú vị về những em bé sinh vào tháng 1

Những em bé sinh vào tháng một sẽ có những đặc trưng tính cách đặc biệt thú vị dưới đây...

Dịch sởi bùng phát trở lại, cha mẹ cần phòng ngừa cho trẻ thế nào cho đúng cách?

Sởi là dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần biết cách...

Bức thư gửi mẹ của tử tù khiến những người làm cha mẹ đều phải giật mình suy ngẫm

Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút...

10 bước giúp ngăn chặn hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh

Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh được gọi là SIDS. Đó là khi một em bé...

Bác sĩ Nhi chỉ ra 5 nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho giấc ngủ trẻ sơ sinh

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để làm...

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: 'Đừng ra lệnh, hãy nói để trẻ nghe!'

Cha mẹ cần giáo dục con cái ngay trong cả cách nói chuyện hàng ngày để trẻ hình thành ý...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình