Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh cúm thường gặp nhưng có thể gây tử vong rất nhanh

Bệnh cúm được xem là bệnh thông thường, ai cũng có thể mắc phải, Tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo không nên coi thường bệnh cảm cúm.

Chị Trương Mỹ H. 41 tuổi, sau 2 ngày cảm cúm mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, ho, sổ mũi, chị vào viện khám. Chị được chẩn đoán cúm A H1N1. Tuy nhiên, vài hôm sau bệnh biến chứng viêm phổi và nhanh chóng dẫn đến suy đa phủ tạng, phải thở máy.

Nguy kịch vì cúm

Đây chỉ là một trong hàng nghìn trường hợp bị biến chứng do bệnh cúm mỗi năm.

Thạc sĩ Nguyễn Danh Đức (Bệnh viện Melatec, Hà Nội), cho biết mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virus cúm phát triển, gây bệnh cúm. Đây là bệnh thông thường, lây qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày và diễn biến bệnh từ 3-5 ngày. 

Mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác. Nếu không thận trọng, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng.

Một bệnh nhân hôn mê vì bị suy đa phủ tạng do mắc cúm B  

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây cúm có các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm long đờm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng...

Thạc sĩ Đức cho biết khi bị cúm, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu lơ là và gặp các loại cúm virus có động lực mạnh, theo dõi và chăm sóc bệnh không đúng cách, bệnh cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết... gây suy đa phủ tạng và tử vong cho bệnh nhân rất nhanh. 

Chính vì thế, vài bệnh nhân mệt mỏi vài ngày và nhanh chóng bị sốc nhiễm khuẩn do virus cúm xâm nhập nhanh và hoạt động mạnh.

Thạc sĩ Đức cho biết các loại bệnh cúm có động lực như cúm A H5N1 hay cúm A H7N9, A H3N2, hoặc cúm A H1N1. Các virus gây cúm tăng động lực và dễ xâm nhập vào các cơ quan khác, trong đó viêm phổi gặp nhiều nhất. Vì vậy chúng ta không nên xem thường bệnh cúm.

Nhiều khi người bệnh thường chủ quan, nghĩ là cảm cúm thông thường, không đến bệnh viện. Đến khi cơ thể không chịu nổi, lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều với hội chứng suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong khá cao. 

Vì vậy, khi mắc cúm dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu, nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn.

Thấy khó thở phải đi viện ngay 

Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị cúm gây ho khan, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy. Chỉ 2-3 ngày sau, bệnh nhân sốt và khó thở. Có bệnh nhân chưa kịp đến viện đã bị sốc nhiễm khuẩn và khi vào viện điều trị khó khăn, tốn kém. Có những trường hợp tốn vài trăm triệu đồng vẫn không sống được. 

Mặc dù hiện nay có các kỹ thuật mới cứu người bệnh như kỹ thuật lọc máu hiện đại, kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy ngoài cơ thể), theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, mọi người cũng không được coi thường bệnh cúm. 

Giáo sư Bình cho biết khi gặp các triệu chứng lâm sàng của cúm như sốt, đau đầu, sổ mũi, ho khan… đến ngày thứ 2-3 bệnh nhân thấy mệt hơn hoặc khó thở thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem bệnh nhân có nhiễm cúm hay không. Nếu bệnh có tiến triển nặng, cần nhập viện để được điều trị nhanh nhất.

Bệnh cúm lây qua đường hô hấp và người bị cúm cần đeo khẩu trang. Khẩu trang cần giặt bằng xà phòng, sát khuẩn hàng ngày. Người khỏe mạnh đến chỗ đông người cũng nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Nếu không kiểm soát được nguồn lây, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm, kể cả trẻ con và người lớn. 

Để phòng bệnh cúm, thạc sĩ Đức khuyên mọi người nên đi tiêm phòng cúm, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính, bệnh phổi, chạy thận, đái tháo đường, người thường xuyên dùng thuốc corticoid, hay người già, trẻ em vì đây là nhóm người có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Theo Infonet
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:

Tin liên quan

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Cần tránh uống rượu trong khi đang uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, huyết...

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

Chuối ít calo, nhưng giàu các chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe nam giới, nhất là vấn đề...

Tiểu đường type 2 là gì, những ai dễ mắc?

Tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) là tình trạng bệnh xảy ra khi lượng glucose trong máu,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình