Phụ Nữ Sức Khỏe

Làm gì khi trẻ bỗng liệt mặt, méo miệng mùa lạnh?

Do khí hậu thay đổi đột ngột nhiều trẻ không thích nghi nên dễ bị bệnh, đã có không ít trẻ nhập viện vì bị liệt mặt, méo miệng. Tôi rất lo con mình cũng có thể bị như vậy.

Bạn đọc Nguyễn Hà Trang (45 tuổi, ngụ Hà Nội) hỏi: Miền Bắc đang trở lạnh và rất lạnh. Do khí hậu thay đổi đột ngột nhiều trẻ không thích nghi nên dễ bị bệnh, đã có không ít trẻ nhập viện vì bị liệt mặt, méo miệng.

Có trẻ bên nhà hàng xóm bị méo miệng, ăn cơm cứ bị rớt ra ngoài, gia đình để ý nên phát hiện được. Tôi rất lo con mình cũng có thể bị như vậy. Nên làm gì cho trẻ khi tiết trời bắt đầu trở lạnh?

Bác sĩ Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, trả lời: 

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi mùa lạnh đến sẽ xuất hiện những bệnh liên quan chủ yếu đến đường hô hấp trên từ họng, mũi, xoang đến thanh, khí phế quản...

Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn tuổi dễ mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường... do sức đề kháng suy giảm. Nhiệt độ giảm thấp, lạnh đột ngột, trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh, nhất là ở những trẻ có sức đề kháng kém như khi đi học sớm không được giữ ấm đúng cách, tắm muộn…Tác nhân thông thường là do virus. Có rất nhiều loại virus có thể gây ra viêm đường hô hấp trên (sốt, ho, sổ mũi...).

Ngoài ra, virus có thể gây bệnh mà biểu hiện ở cơ quan khác như rối loạn tiêu hóa, tổn thương da, thần kinh...Một số ít trường hợp có thể làm liệt dây thần kinh số 7, gây mất cảm giác, vận động của mặt bên liệt, sưng mặt, méo miệng...  

Khi thấy trẻ có biểu hiện như cười méo miệng, một bên mắt nhắm không khít…thì nên đưa bé đến cơ sở y tế khám, để bác sĩ đưa ra chẩn đoán hợp lý và điều trị đúng theo tác nhân gây bệnh. Gia đình không nên tự điều trị cho trẻ ở nhà hoặc dùng những phương pháp dân gian để tránh những di chứng đáng tiếc có thể xảy ra. 

Để phòng bệnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ khi ở nhà cũng như khi đưa đi học khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đặc biệt, khi cho trẻ chơi ngoài trời nên chọn nơi ấm áp, hạn chế nơi có gió lùa. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe.

Theo Trịnh Thiệp/Người Lao Động

Tin liên quan

Chuyên gia dinh dưỡng lý giải 3 nguyên nhân khiến trẻ không hứng thú với bữa ăn

Những yếu tố dưới đây chính là nguyên nhân chính khiến trẻ hoàn toàn không có hứng thú trong bữa...

Các biện pháp giúp giảm bớt nghẹt mũi ở trẻ nhỏ tại nhà

Trẻ nhỏ không có khả năng truyền tải chính xác những gì chúng trải qua, vì vậy bố mẹ...

Mùa đông tắm cho bé thế nào để không bị ốm?

Bé nhà tôi được 7 tháng. Khi trời lạnh dần thì bà nội không cho cháu tắm vì sợ ốm....

Trẻ nhỏ có cần điều trị vi khuẩn HP?

Nếu trẻ không có triệu chứng bất thường, không cần đến bác sĩ khám và chữa trị.

Đừng thấy con hiếu động, giảm chú ý là "gắn mác" tự kỷ

Một trường hợp nào đó có biểu hiện như không kết bạn, không tương tác, không giao tiếp bằng mắt...

Cha mẹ đã biết chăm sóc tóc cho bé gái đúng cách để con muôn phần tự tin?

Dựa vào chất tóc để biết cách chăm sóc phù hợp, cha mẹ sẽ giúp con sở hữu mái tóc...

Liều dùng vitamin A cho trẻ em theo khuyến cáo của bác sĩ Nhi khoa

Cha mẹ cần thiết phải bổ sung liều dùng vitamin A định kỳ hàng năm cho trẻ nhằm cải thiện...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình