Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ nhỏ có cần điều trị vi khuẩn HP?

Nếu trẻ không có triệu chứng bất thường, không cần đến bác sĩ khám và chữa trị.

Tiến sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết nhiều người tưởng HP là siêu vi không chữa được. Thực tế đây là vi khuẩn khá phổ biến. Trung bình khoảng một nửa dân số toàn cầu nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy có 60-70% người nhiễm vi khuẩn này. Đây là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Thói quen ăn chung bát, gắp thức ăn cho nhau, ăn chung mâm, sinh hoạt chung... có thể làm lây lan HP nên trẻ em có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên không nên tìm chữa HP đại trà ở trẻ. "Dù gia đình có người nhiễm vi khuẩn này nhưng nếu trẻ không có triệu chứng bất thường, không cần đưa đi tìm và trị HP", bác sĩ Phúc nhấn mạnh. 

Một số trường hợp chỉ định tìm HP ở trẻ là khi vi khuẩn này gây các triệu chứng loét tá tràng, loét dạ dày, trẻ là con ruột trong gia đình có người bị ung thư dạ dày. Hoặc khi trẻ thiếu máu, thiếu sắt, chữa các nguyên nhân khác không đỡ thì lúc đó mới dò tìm HP.

Trẻ khám tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Trần Chương.

Nhiều ông bà, bố mẹ thường sốt ruột đưa con đi tìm chữa dù trẻ đang khỏe mạnh. Theo bác sĩ Phúc, điều này là không cần thiết, có thể gây tâm lý hoang mang, lo sợ, ám ảnh bệnh tật ở trẻ. Trẻ nhiễm HP có tỷ lệ tự khỏi khi lớn lên. Khi trẻ còn quá nhỏ, không có ý thức trong chuyện ăn uống chung, nguồn lây khó xác định rõ ràng, nếu chữa lành vẫn có khả năng bị tiếp trở lại.

Ở nhiều nước trên thế giới, người lớn 50-60 tuổi được khuyến cáo đi tầm soát vi khuẩn HP và chữa trị vì nó được xếp vào nhóm yếu tố nguy cơ gây ung thư. Một số phương pháp không xâm lấn như xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân... có thể giúp tầm soát được vi khuẩn này. Người ở tuổi đôi mươi, nếu có triệu chứng đau, viêm loét dạ dày thì mới cần đi kiểm tra và điều trị.

Bác sĩ Phúc khuyến cáo, điều quan trọng là người lớn cần có ý thức ăn uống riêng, giúp phòng nhiễm khuẩn cho chính mình cũng như ngăn nguồn lây đến trẻ. Không mớm đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly, hạn chế hôn miệng trẻ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng...

Theo Lê Phương - Trần Chương/VNExpress

Tin liên quan

Phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh cói xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa...

Những điều cha mẹ cần biết để chăm sóc răng sữa cho trẻ em theo hướng dẫn của chuyên gia

Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng với trẻ em. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc...

Bật mí giải pháp hiệu quả khi trẻ kén ăn

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề làm nhiều người lo lắng. Những lời khuyên đơn giản sau...

Đừng thấy con hiếu động, giảm chú ý là "gắn mác" tự kỷ

Một trường hợp nào đó có biểu hiện như không kết bạn, không tương tác, không giao tiếp bằng mắt...

Sơ cứu thế nào để cứu trẻ bị hóc thạch?

Bé trai 11 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, không còn phản xạ thần kinh...

Cha mẹ đã biết chăm sóc tóc cho bé gái đúng cách để con muôn phần tự tin?

Dựa vào chất tóc để biết cách chăm sóc phù hợp, cha mẹ sẽ giúp con sở hữu mái tóc...

Liều dùng vitamin A cho trẻ em theo khuyến cáo của bác sĩ Nhi khoa

Cha mẹ cần thiết phải bổ sung liều dùng vitamin A định kỳ hàng năm cho trẻ nhằm cải thiện...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình