Trẻ sơ sinh bị ho là vấn đề cha mẹ rất thường gặp trong quá trình chăm sóc con. Bé 2 tháng tuổi bị ho là do phản xạ sinh lý của cơ thể, mẹ không cần phải quá lo lắng. Tùy vào tiếng ho của trẻ sẽ biểu hiện những vấn đề khác nhau. Vậy như thế nào là bình thường và như thế nào là nghiêm trọng. Cách chữa ho cho trẻ 2 tháng tuổi không dùng đến thuốc là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến trẻ tháng tuổi bị ho
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng ho là không tốt, ho là bị bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là một phản xạ có lợi cho cơ thể. Ho giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dẫn đến bệnh hoặc tống các dị vật ra khỏi đường hô hấp để việc hô hấp thông thoáng, đờm và dịch mũi họng bị tống ra ngoài.
Có 2 kiểu ho mà trẻ sơ sinh hay gặp là: Ho khan và ho có đờm. Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị họ là do:
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ không kịp thích ứng.
- Bé bị mắc phải các bệnh: viêm phổi, viêm phế quản, dị ứng, ho gà…
- Bé bị hóc dị vật, bị sắc.
- Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp.
- Trong nhà có khói thuốc lá.
- Môi trường bị ô nhiễm.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi bị ho và hắt hơi, sổ mũi do cảm cúm
Khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi, hắt hơi là dấu hiệu của việc trẻ bị cảm cúm, viêm họng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mẹ sẽ có những cách điều trị khác nhau. Cách điều trị phù hợp là:
- Cho bé bú đủ no: Nguồn thức ăn chính của trẻ 2 tháng tuổi là sữa mẹ. Vì vậy trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì là điều mẹ nên nghiên cứu. Cho trẻ bú đủ và uống thêm nước để dịch đờm có thể pha loãng.
- Không dùng thuốc ho vì có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
- Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho trẻ để trẻ dễ thở hơn.
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ bị sốt cao và kèm theo mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc…
Ho do viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản nếu mẹ không có cách điều trị đúng sẽ khiến bệnh trẻ ngày càng nặng hơn và gặp nguy hiểm. Khi thanh quản cũng như khí quản bị viêm thì lớp màng sẽ sưng lên khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Dấu hiệu thường gặp là:
- Hơi thở yếu.
- Ho lớn theo từng cơn ngắn.
- Trẻ không thở được bằng mũi, thở qua kẽ răng nghe như tiếng ngáy.
- Da trẻ tái xanh.
Mẹ hãy áp dụng những cách điều trị sau:
- Vác trẻ lên vai vỗ nhẹ vào lưng để làm dịu cơn ho.
- Ẵm trẻ ngồi trong phòng tắm, đóng cửa và mở vòi sen nóng để hơi nóng giúp trẻ dễ thở hơn.
- Đưa bé ra ngoài, đi dạo nếu trời ấm áp, thoáng đãng, không khí trong lành.
- Đặt trẻ trong phòng có không khí ấm áp, dễ chịu.
Trẻ bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phổi là do virus hoặc các loại vi khuẩn có hại gây ra. Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm xanh hoặc vàng chính là biểu hiện của bệnh này. Để điều trị được bệnh viêm phổi thì phải xem tác nhân gây bệnh. Và tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán bệnh và điều trị đúng cách.
Trẻ bị hen suyễn
Sau khi trẻ bị cảm cúm thì thường sẽ bị viêm phế quản, hen suyễn. Các dấu hiệu để bạn nhận biết là: trẻ thở khó khăn, ngứa, chảy nước mắt. Trẻ bị bệnh do virus hợp bào hô hấp gây ra. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn là: trẻ bị eczema (chàm), gia đình có người đã mắc bệnh.
Vào mùa thu, đông khi độ ẩm thấp, trời lạnh trẻ dễ mắc bệnh hơn. Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, nhanh khỏi bệnh, mẹ hãy cho trẻ bú đủ, uống thêm nước, tạo độ ẩm bằng máy phun sương.
Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng khò khè, hãy theo dõi xem trẻ thở bao nhiêu nhịp/phút. Vì thở hơn 50 nhịp/phút trẻ có thể bị suy hô hấp và cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Trẻ bị ho gà
Ho gà là bệnh do vi trùng có tên Bordetella pertussis gây ra. Bệnh dễ lây và rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vi trùng này sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc đường thở của trẻ, làm hẹp thậm chí chặn đường thở của trẻ. Biểu hiện của cơn ho gà là chúng sẽ nối tiếp nhau, ngày một nhanh hơn rồi yếu dần. Khi hít vào nghe như là tiếng gà gáy. Sau khi ho, trẻ sẽ bị đỏ mặt, mí mắt sưng, môi tím, tĩnh mạch ở cổ nổi lên, mắt lồi.
Nếu bị ho gà cách tốt nhất là mẹ hãy cho bé vào bệnh viện. Hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh.
Ho do hóc dị vật, bị sặc
Trẻ bị sặc sữa cũng dẫn đến ho. Tốt nhất không nên cho trẻ nằm bú. Mẹ nên điều chỉnh tia sữa để trẻ không bị sặc khi bú.
Khi trẻ có dị vật hoặc thức ăn bị kẹt trong đường hô hấp sẽ bị ho dữ dội. Nếu thấy trẻ thở hổn hển, ho đột ngột hãy kiểm tra xem trẻ có bị hóc không. Đỡ cho trẻ nằm úp ở trên tay và vỗ vào khoảng giữa 2 xương bả vai để bé ho mạnh giúp tống dị vật ra ngoài. Ngay sau đó hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Không dùng tay móc ra. Như vậy sẽ khiến dị vật bị sâu vào bên trong.
Khi bé 2 tháng tuổi bị ho mẹ hãy theo dõi thật kỹ và áp dụng đúng phương pháp để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.