Nội dung bài viết
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về công dụng của cây đinh lăng, vì thế mà nhiều gia đình nông thôn thường dành ra một khoảng đất trống để trồng loài cây này. Tuy nhiên, về công dụng làm thuốc của cây đinh lăng, người ta chỉ tập trung vào hai bộ phận là rễ và thân mà bỏ qua lá.
Cụ thể, để biết ăn lá đinh lăng có tác dụng gì hay ăn lá đinh lăng có tốt không, bạn cần phân biệt được các loại lá của họ đinh lăng.
Cây đinh lăng là cây gì?
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias, thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae. Loài cây này thường sống ở các tỉnh miền núi và có 8 loại khác nhau gồm: đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá to, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá bạc, đinh lăng lá vằn và đinh lăng lá nhuyễn.
Cách nhận biết những loại đinh lăng này thường dựa vào hình dáng và kích thước của lá.
Đinh lăng lá nhỏ: Còn có tên gọi khác là sâm nam dương, đinh lăng lá nhỏ được ví như nhân sâm của người nghèo bởi chúng mang lại nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Đặc điểm nhận biết của loại đinh lăng này là thân nhẵn, cao từ 80 cm đến 2 m. Lá cây thuộc lá kép, xẻ 3 lần tựa như hình lông chim, phần phiến lá có hình răng cưa không đều nhau. Hoa của đinh lăng lá nhỏ có màu lục nhạt hoặc trắng xám.
Đinh lăng lá to: Đinh lăng lá to còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như đinh lăng tẻ, đinh lăng ráng. Lá của loài đinh lăng này có phần tương tự như đinh lăng lá nhỏ, tuy nhiên kích thước lại to hơn rất nhiều. Mặc dù cũng được trồng để làm thuốc nhưng thực chất công dụng chữa bệnh của chúng không bằng đinh lăng lá nhỏ nên rất ít người sử dụng.
Đinh lăng lá đĩa: Lá của loại cây đinh lăng lá đĩa thường to, tròn, hơi khuyết ở phần cuống và có màu xanh đậm rất đặc biệt. Đinh lăng lá đĩa không có giá trị trong việc chữa bệnh nên chỉ thường dùng làm cảnh trước sân nhà.
Đinh lăng lá tròn: Loại cây đinh lăng này thường có thân cao khoảng 3m, lá tròn và to cỡ bằng một bàn tay xòe rộng. Trên bề mặt lá thường xen kẽ màu xanh và màu trắng rất độc đáo, cũng vì thế mà người ta thường dùng loại đinh lăng này để làm cảnh.
Đinh lăng lá răng: Tương tự như đinh lăng lá đĩa, đinh lăng răng cưa thường được trồng để làm cảnh hơn. Lá của loại đinh lăng này khá đẹp, mỗi lá thường gồm 3 lá con, xẻ cạnh và nhiều gai nhọn xung quanh tựa như răng cưa.
Đinh lăng lá bạc: Tên khoa học của đinh lăng lá bạc là P. guilfoylei var. lacinata, chúng được xem là một trong những loại đinh lăng dùng làm cảnh có hình dáng bắt mắt nhất. Mỗi lá gồm 3 đến 5 lá con, xung quanh viền màu trắng bạc độc đáo, dân sành kiểng thường chọn chúng để tạo dáng bonsai.
Đinh lăng lá nhuyễn: Còn có tên gọi khác là đinh lăng lá kim, loài cây này thường có lá rất nhỏ, màu xanh vàng, phiến lá không rõ rệt và khả năng sinh trưởng rất kém.
Đinh lăng lá vằn: Loại đinh lăng này khá hiếm, chúng thường sống ở vùng núi Trung Quốc, hình dáng của lá tương tự như cánh hoa, có màu trắng xanh đẹp mắt.
Như vậy, có thể thấy nếu xét trên khía cạnh dùng làm thuốc chữa bệnh và gia vị ăn kèm thì đinh lăng lá nhỏ hoàn toàn chiếm ưu thế. Vậy ăn lá đinh lăng có tác dụng gì? Bà bầu ăn lá đinh lăng được không?
Ăn lá đinh lăng có tác dụng gì?
Mùi vị của loại lá đinh lăng lá nhỏ rất đặc biệt khiến sâu bọ thường không dám đến gần, do đó bạn có thể dùng lá sống ăn kèm với gỏi cá, thịt luộc, hoặc nem chua,...
Trong lá của cây đinh lăng này thường chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: saponin, alkaloid, glucozit, tanin, các axit amin cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Nhờ vậy mà ăn sống lá đinh lăng thường chữa được rất nhiều bệnh.
Thường xuyên ăn lá đinh lăng sống với gỏi cá có tác dụng tốt trong việc điều trị tắc tia sữa, mẩn ngứa, mề đay.
Hàm lượng vitamin B1 và các loại accid amin thiết yếu có trong loại lá này còn giúp bồi bổ cơ thể, trị gầy yếu, suy nhược.
Theo Đông y, lá đinh lăng nhỏ có tính mát, vị đắng nên giúp cơ thể giải độc tốt, chống dị ứng, lợi tiểu và mát huyết.
Ngoài ra, loại lá này còn có tác động đến tính đồng bộ của vỏ não, giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh.
Một số bài thuốc từ lá đinh lăng
Ăn lá đinh lăng tươi có tác dụng gì? Ngoài những công dụng được nêu ở trên thì loại lá này còn rất tốt cho não bộ. Đặc biệt với những người làm việc bằng trí óc, thường xuyên sử dụng lá đinh lăng trong các món ăn hằng ngày sẽ giúp tăng cường trí nhớ, điều trị suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình và một số bệnh về thận,...
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô trong những trường hợp sau:
Chữa lành vết thương, trị đau sưng cơ khớp: Với những vết thương hở, chảy máu, bạn chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng giã nhuyễn, đắp lên chừng 20 phút thì máu sẽ từ động cầm và vết rách cũng dần khép lại.
Bồi bổ cơ thể, trị chứng dị ứng: Dùng 200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, sau đó cho vào nấu cùng 200 ml nước sôi. Đun lửa nhỏ khoảng 5 đến 7 phút thì chắt lấy nước uống. Mỗi tuần thực hiện từ 3 đến 4 lần, chứng dị ứng sẽ biến mất, đồng thời cơ thể cũng được bồi bổ rất nhiều.
Tăng cường sức khỏe cho sản phụ và người mới ốm dậy: Cơ thể của phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy thường còn rất yếu, do đó việc bồi bổ bằng những món ăn giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết.
Với phương thuốc từ lá đinh lăng tươi, bạn chỉ cần dùng một ít nấu canh với thịt hoặc cá, ăn từ 3 đến 4 lần trong tuần là có thể lấy lại sức. Lưu ý, canh vừa sôi thì tắt bếp, không để sôi quá lâu, lá đinh lăng sẽ mất hết những chất dinh dưỡng ban đầu.
Điều trị chứng mất ngủ: Những người bị chứng mất ngủ lâu ngày, tinh thần mệt mỏi, chỉ cần dùng 20 gram lá đinh lăng tươi, 20 gram tang diệp, 16 gram liên nhục và 12 gram tâm sen, sắc nước uống 2 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong 2 tuần, bạn sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện, từ đó tinh thần cũng phấn chấn hơn.
Trị mụn: Cách trị mụn bằng lá đinh lăng tươi rất đơn giản, chỉ cần chọn một ít lá già, đem rửa sạch, giã nhuyễn cùng với ít muối ăn, sau đó đem bã đắp lên phần da bị mụn. Nằm thư giãn khoảng 15 phút, thấy bã khô bạn rửa lại mặt bằng nước lạnh cho sạch. Mỗi tối thực hiện đều đặn một lần trước khi đi ngủ, sau một tuần làn da sẽ được cải thiện rất nhiều.
Phòng chứng giật mình ở trẻ nhỏ: Dùng một ít lá đinh lăng già đem phơi khô, sau đó nhét vào gối hoặc dưới ga đệm của bé. Cách này giúp trẻ ngủ ngon giấc, không ra mồ hôi và giật mình nửa đêm.
Lưu ý khi dùng lá đinh lăng tươi
Tương tự như sâm, lá đinh lăng chứa nhiều saponin, nếu dùng quá liều sẽ gây ra một vài triệu chứng như: buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu,... Vì thế khi sử dụng loại lá này làm thuốc chữa bệnh, bạn nên điều chỉnh liều lượng hợp lý hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
Trong lá đinh lăng có tính hoạt huyết, chỉ tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng ngược lại rất có hại với phụ nữ mang thai. Vì thế bà bầu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Ăn lá đinh lăng có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng loại lá này đã được nêu rất cụ thể trong bài viết, vì thế khi dùng lá đinh lăng để chữa bệnh, bạn cần có hiểu biết nhất định hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để biết cách điều chỉnh liều lượng phù hợp.