Phụ Nữ Sức Khỏe

Kinh nghiệm dân gian 'mách' mẹ nên làm khi bé bị quở

Ngày nay, tuy xã hội ngày càng hiện đại nhưng vẫn có không ít gia đình chăm con theo quan niệm xưa. Theo họ, khi khách đến thăm trẻ nhưng lại khen bé đẹp, mập hay nặng cân thì xem như là quở trẻ, làm cho trẻ suy sút, đau ốm. Vậy cũng theo quan niệm xưa, cha mẹ phải làm gì khi bé bị quở?

Trong quan niệm dân gian xưa ở Việt Nam, có rất nhiều điều chúng ta khó có thể lí giải được trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi những việc này thực sự rất có hiệu quả, cũng như có những điều đại kị mà cha mẹ nên tránh để con luôn khỏe mạnh và ăn tốt.

Quan niệm trẻ sơ sinh "bị quở" chỉ mang tính chất tham khảo - Ảnh minh họa: Internet

Bài viết làm gì khi bé bị quở sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, không cổ súy.

Những điều không nên làm với trẻ sơ sinh

1. Không khen bé

Theo quan niệm dân gian, nếu khen bé như “đẹp quá”, “xinh quá”, “khỏe quá”, “mập quá” sẽ khiến bé ngược lại với tất cả những điều trên. Như thế gọi là” nói quở trẻ sơ sinh”.

Vì vậy, khi đến thăm trẻ sơ sinh, dù bé dễ thương thế nào thì cũng không được khen mà nên nói ngược lại như “ghét quá”... Điều này sẽ làm mẹ và người nhà của bé thấy vui hơn.

Ngoài ra, nếu muốn khen bé nên nói thêm từ “trộm vía” phía trước lời khen như: “trộm vía, dễ thương quá” để bé không bị quở mà xấu đi.

2. Không hút thuốc

Trẻ sơ sinh rất nhạy với mùi thuốc, chưa kể, thuốc lá cũng gây hại tới sức khỏe của trẻ và mẹ. Do đó, tuyệt đối không hút thuốc khi tới thăm trẻ sơ sinh nhé!

3. Không nựng bé mạnh tay

Nựng bé một cách nhẹ nhàng, không đu đưa hay rung lắc bé - Ảnh minh họa: Internet

Xương, não bộ của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nựng bé quá mạnh nếu sơ sẩy có thể khiến bé bị gãy xương hoặc chấn động não. Những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Tốt nhất, hãy nựng bé một cách nhẹ nhàng, không đu đưa hay rung lắc bé.

4. Không kể chuyện buồn

Một số người có thói quen đến thăm trẻ sơ sinh nhưng lại tranh thủ tâm sự, kể chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt, những câu chuyện liên quan tới mẹ. Điều này chỉ khiến các mẹ sau sinh bị suy sụp tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nguy hiểm hơn, một số mẹ mắc bệnh tim, hen suyễn có thể bị ngất, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nói chuyện vui vẻ để khích lệ tinh thần mẹ và bé.

5. Không đưa ra quá nhiều lời khuyên mang tính chủ quan

Rất nhiều người có thói quen đưa ra lời khuyên chủ quan như: chăm con thế này, ăn cái này, mặc cái này… mà không biết mẹ bé có muốn nghe hay không. Chỉ nên đưa ra lời khuyên khi các mẹ hỏi, nếu không chỉ cần động viên mẹ ăn nhiều, giữ gìn sức khỏe để chăm con là được.

6. Không đến thăm bé khi đang ốm

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ bị lây bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn đang ốm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ bị lây bệnh. Hãy đến thăm bé khi sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh nhất.

7. Không nói chuyện quá ồn ào khi đến thăm

Hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, tạo không gian yên tĩnh cho bé. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất cao, nếu nói quá to, bé có thể thức giấc và quấy khóc làm phiền người nhà. Ngoài ra, nếu đến đúng lúc bé ngủ thì không tìm cách đánh thức bé dậy vì điều này có thể làm người nhà bé không hài lòng.

8. Không ở lại quá lâu

Thời gian thăm bé sơ sinh chỉ nên từ 1 giờ trở lại. Thăm quá lâu có thể ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Không ít trường hợp tới thăm trẻ quá lâu khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy mệt nhưng không cách nào để đuổi khéo.

9. Không đến thăm vào giờ nghỉ trưa hoặc lúc tối muộn

Tốt nhất hãy thăm bé sơ sinh vào thời gian hợp lý như buổi sáng hoặc chiều, chập tối. Đây là thời gian mẹ và bé rảnh rỗi mà không ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Tuyệt đối không thăm vào giờ ngủ trưa và tối muộn vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ mẹ, bé sơ sinh.

10. Không đi cùng trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường hiếu động, nghịch ngợm, nếu đưa trẻ đi cùng sẽ vô cùng mệt mỏi vì phải trông chừng trẻ. Hãy đi thăm cùng bạn bè hoặc một mình để thời gian thăm bé sơ sinh được diễn ra thuận lợi.

11. Không hôn, ẵm bé nếu không được gia đình đồng ý

Nếu mẹ bé chưa đồng ý cho ẵm thì không nên tự bế bé lên - Ảnh minh họa: Internet

Nhìn thấy trẻ sơ sinh, ai cũng muốn ẵm, hôn, nựng. Tuy nhiên, nếu mẹ bé chưa đồng ý cho ẵm thì không nên tự bế bé lên, vì điều này sẽ làm các mẹ không vui. Đơn giản các mẹ sợ làm bé sơ sinh bị té hoặc bị thương.

12. Đừng nhìn chằm chằm vào mẹ khi bé đang “ti sữa”

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ hẳn sẽ còn e ngại khi cho bé ti lúc đông người. Vì vậy, khi bé đến giờ ti, bạn hãy tỏ ra tự nhiên và đừng nhìn chằm chằm vào bé. Điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

13. Tế nhị trong việc quà cáp

Thói quen của người Việt là đến thăm mẹ vừa sinh xong thường mang quà tặng trẻ cho trẻ sơ sinh sẽ làm các mẹ và người nhà ngại. Vì vậy, hãy khéo léo khi tặng quà mà không gây khó xử cho người nhận quà. Theo đó, tùy theo mức độ quen biết mà bạn có thể tặng cho bé sữa, xe đẩy, thậm chí phong bao lì xì cho trẻ...

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị quở?

Trên thực tế, hầu hết bé đều tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó bé khóc hoặc thường là bé bị quở biếng ăn, gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ.

Rất ít trường hợp vì bé quá sợ hãi hay bị kinh động trẻ có thể bị mất vía, hoá ra ngớ ngẩn, lúc ngủ hay giật mình.

Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng trẻ sơ sinh bị quở là do sức đề kháng của bé còn yếu - Ảnh minh họa: Internet

Khoa học lý giải

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng trẻ sơ sinh bị quở là do sức đề kháng của bé còn yếu. Vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới quấy khóc nhiều, không chịu nín. Hoặc cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.

Mẹ nên giữ vệ sinh môi trường chung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn uống đồ lạnh. Bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng.

Làm gì khi trẻ bị quở theo mẹo dân gian

Trẻ sơ sinh "bị quở" dễ trở nên biếng ăn, sụt cân - Ảnh minh họa: Internet

Những mẹo đốt vía cho bé theo lời truyền miệng của ông bà xưa khá đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu cảm thấy bất an mẹ có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

Treo tỏi trước cửa sổ

Nếu cảm thấy bé bị vong trêu mà khóc, mẹ sử dụng tỏi ta để ở đầu giường (cũi) bé nằm hoặc cửa sổ. Dân gian tin rằng ma, quỷ sợ tỏi. Cách này sẽ giúp đuổi ma quỷ giúp bé ngon giấc.

Để dao kéo đầu giường

Ngay cả người lớn khi yếu bóng vía, ngủ không ngon giấc cũng nên để dao, kéo đầu giường để đuổi tà ma. Linh hoạt áp dụng cách này với bé quấy khóc nửa đêm cũng rất ổn.

Treo cành dâu tươi đầu cửa phòng

Theo quan niệm dân gian, khi bé khóc đêm hoặc giật mình, mẹ có thể hái một cành dâu tươi treo trước của phòng ngủ. Mẹ có thể trồng cây từ bi (cây cúc tần) tại nhà để giúp bé ngủ ngon giấc về đêm.

Đốt bồ kết

Sử dụng 1 chòm gai bồ kết và 3 cây dứa gai treo giữa cửa sổ. Tiếp đến lấy chậu than hoa vào đốt và cho 3 - 4 quả vào chậu xông hết âm khí, khí độc trong nhà đi giúp con ngủ ngon hơn.

Ngoài ra những cách làm gì khi bé bị quở nêu trên, mẹ có thể sử dụng một số mẹo dân gian khác:

  • Dùng quần đen của người lớn tuổi/quần đen của bà già để đầu giường hoặc lấy tóc rối của ai đó chải đầu đem vuốt cho trẻ.
  • Sử dụng nón lá cũ, rách đốt thành tro. Mẹ ẵm bé bước qua bước lại nếu là bé trai thì 7 lần, bé gái thì 9.
  • Lấy giấy báo đã đốt sau đó hơ cho bé hoặc có người đi đám tang về chưa hơ lửa mà đã ẵm bé.
  • Khi bé rụng rốn, giữ lại cuống rốn để treo lên cửa sổ để không sợ vía dữ của những người đến thăm.
  • Đũa bẻ làm 9 hoặc 7 và đốt.

Làm gì khi bé bị quở có thể linh hoạt theo quan niệm của từng gia đình. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào phương pháp này. Rất có thể, bé quấy khóc, biếng ăn là do vấn đề thiếu canxi hoặc bệnh lý. Tìm tới bác sĩ y khoa nếu tình trạng kéo dài.

* Thông tin mang tính tham khảo.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Cẩn trọng khi trẻ 4 tuổi bị đau bụng và nôn liên tục: Nghi vấn viêm ruột thừa

Trẻ em bị sốt, kêu đau bụng tưởng chừng là điều bình thường, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu...

Hành trình dạy trẻ 2 tuổi tập nói: Bố mẹ cần chú ý những gì?

Khi được 2 tuổi, đa số các bé đã biết nói và có thể bi bô suốt ngày. Tuy nhiên...

Trẻ vào lớp 1, cha mẹ cần chú trọng những điều này để con nhanh tiếp thu

Vào lớp 1 là khoảng thời gian chuyển giao vô cùng quan trọng của trẻ. Do môi trường hoàn toàn...

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Mặc dù tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể không đáng lo ngại và không...

Trẻ ăn bị nôn nhiều và thường xuyên là dấu hiệu báo động: Cha mẹ không nên lơ là

Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em. Nôn ói có khả năng là biểu hiện của...

Điều quan trọng cha mẹ nên chú ý trong 1000 ngày đầu đời của bé

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với bé trong 1000 ngày đầu đời. Để bé phát...

Trẻ bị đỏ mắt: Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đỏ mắt thường rất đau và khó chịu. Đây được biết đến là một loại bệnh không hiếm...

Tin mới nhất

Thấy đứa con học giỏi bỗng tụt hạng dốt nhất lớp, mẹ tìm hiểu lý do nhưng lại sốc ngất...

48 phút trước

Cướp chồng từ tay người khác chưa bao lâu, tôi đã phải nhận hậu quả đắng chát sau chầu nhậu...

48 phút trước

Ngưỡng mộ chị dâu đẻ 3 đứa vẫn xinh đẹp, tôi sang xin bí kíp thì sốc nặng rồi rơi...

48 phút trước

Cả năm lén lút ngoại tình, nghĩ vợ không biết gì nhưng đến khi đòi bồ sinh con trai thì...

1 giờ trước

Vừa sinh con lại thấy chồng khác lạ, vợ lén lắp camera thì tá hỏa khi thấy cảnh này

1 giờ trước

Bí mật buồn tủi đằng sau những món quà đắt tiền chồng tặng sau mỗi lần đi công tác

1 giờ trước

Ngày nào chồng cũ cũng ghé nhà làm tôi nghĩ anh muốn quay về với vợ con, biết lý do...

2 giờ trước

Thấy chồng bị ung thư vợ chỉ nói “để mẹ chăm cho anh” rồi bỏ đi mất, 3 tháng sau...

2 giờ trước

Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái sợ hãi khóa chặt cửa nào ngờ cái kết...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình