Phụ Nữ Sức Khỏe

Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông

Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.

Ăn bún riêu, bún ốc... mà không có kinh giới thì đúng là thiếu sót vì kinh giới có vị the, tính ấm, trung hòa đuợc ốc hay riêu có tính lạnh, khó tiêu...

Hơn nữa, kinh giới còn nhiều tác dụng trị bệnh mà ít người nghĩ đến. Ở nhiều vùng quê, chị em còn dùng kinh giới, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, lá sả, lá chanh nấu nước để làm nước gội đầu. Vừa sạch gàu, mượt tóc và có hương thơm.

Bài thuốc dùng kinh giới

Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam (nục huyết), đại tiện ra máu. Liều dùng: 6 - 12g dưới dạng nấu, hãm, sắc.

Trị cảm: hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương. Các vị thuốc bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm cúm uống chừng 7 - 8 viên này. Dùng nước lá tre mà uống thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 - 4 viên.

Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng nước sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc).

Trị cúm: kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

Trị ngoại cảm phong hàn, sợ lạnh đau mình, không có mồ hôi:kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g. Sắc uống lúc còn ấm.

Trị sốt nóng, nhức đầu, đau cơ thể: toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g, sắn dây 24g, sắc uống.

Trị cảm cúm, sốt, đau nhức toàn thân: toàn kinh giới 12g, lá tía tô 8g, cam thảo đất 8g, sài hồ nam hoặc cúc tần 8g, kim ngân 6g, mạn kinh 4g, gừng 3 lát. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Kết hợp dùng lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Thực hiện đúng, cơ thể sẽ toát mồ hôi, hạ sốt và giảm đau ngay.

Trị thần kinh vai cổ đau do bị nhiễm lạnh: kinh giới 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 20g, thủ ô chế 16g, tế tân 6g, quế 10g, kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu: kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước.

Trị ban chẩn: kinh giới, lá dâu (tằm), mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân hoa, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống.

Trị sởi, phong chẩn, cảm mạo do phong nhiệt: kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, thanh đại lá 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 4g. Sắc uống.

Trị viêm mũi dị ứng: kinh giới 16g, thương nhĩ tử (sao) 16g, xương bồ 16g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, cát cánh 12g, tía tô 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị tiểu ra máu: kinh giới, sa nhân, lượng bằng nhau, sao khô tán bột. Mỗi lần uống 9g, uống với nước hồ nếp, ngày 3 lần.

Trị sản phụ bị băng huyết: hoa kinh giới (sao đen) 16g, bẹ móc (sao đen) 16g, cỏ mực (sao đen) 20g, thục địa (sao khô) 20g, gừng nướng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị băng huyết, chảy máu cam (mũi): kinh giới tuệ sao đen 15g, nước 200ml sắc còn 100ml cho uống làm 2 - 3 lần.

Phòng chống rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt: toàn kinh giới để tươi, nấu nước uống và tắm hằng ngày.

Trị lở ngứa ngoài da do huyết nhiệt: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị mề đay thể phong nhiệt (nổi khắp người, ngứa từng cơn, da nóng, tiểu đỏ, phân táo): kinh giới 16g, kim ngân 20g, hạ khô thảo 16g, thương nhĩ tử 12g, hoàng bá 16g, chi tử 12g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thực dưỡng

Ngoài dùng dưới dạng thuốc sắc, cũng có thể dùng kinh giới dưới dạng món ăn bài thuốc khá hữu hiệu.

Cháo kinh giới: kinh giới (cả cuống lá bánh tẻ) 1 nắm, bạc hà bằng nửa kinh giới, đậu hạt (xay vỡ) 80g, gạo lứt 100g. Sắc lấy nước bỏ bã, nước sắc nấu với gạo và đậu thành cháo, chín cháo thêm ít dấm, muối, ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.

Cháo kinh giới, phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g,bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g. Nấu lấy nước bỏ bã. Gạo tẻ 80g, nấu cháo. Khi cháo được cho nước thuốc và đường trắng liều lượng vừa ăn; đun sôi đều. Dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.

Ngoài kinh giới (thân, lá), Đông y còn dùng hoa kinh giới, với tên gọi chuyên môn là kinh giới tuệ. Đó là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 - 2 lá ngọn. Hoa kinh giới có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 - 10cm, đường kính 0,5 - 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gãy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt.

Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau:

Kinh giới tuệ để sống: có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm.

Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than) có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột.

Trị cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ, lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi.

Trị cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng: kinh giới tuệ sao vàng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 - 8g

Trị cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng: kinh giới tuệ, tía tô, mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi sẽ thấy dễ chịu ngay.

Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

Trị băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang.

Trị đại tiện ra máu: kinh giới tuệ (sao đen), lá trắc bá (sao sém), mỗi thứ 15 - 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

Trị kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày.

Theo Lương y Hoàng Duy Tân/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Món ăn chữa bệnh động mạch vành

Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực)....

Tôm càng - Món ăn ngon, vị thuốc quý

Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium nipponense De Haan. Tôm càng...

Cá mực - Món ăn ngon, vị thuốc quý

Cá mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang...

Món ăn - bài thuốc từ cá trôi

Trong dân gian có câu "đầu cá trôi, môi cá mè" chỉ sự hấp dẫn đặc biệt của những món...

Món ăn thuốc từ cua cáy

Cua cáy là món ăn quen thuộc với nhiều người dân vùng quê, đã được các bà nội trợ, đầu...

Món ăn - bài thuốc bổ não

Mùa thi đang bước vào ngày “nóng” nhất, nhiều sĩ tử mệt mỏi căng thẳng dễ ảnh hưởng đến chất...

Món ăn bài thuốc từ rùa

Con rùa có thành phần dinh dưỡng phong phú: giàu protein, gelatin, lipid, đường, Ca, P, Fe, acid nicotinic và...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

26 phút trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

27 phút trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

27 phút trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

23 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

23 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 15 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình