Phụ Nữ Sức Khỏe

Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (CDC) khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin và giữ vệ sinh chung để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, trong tháng 9, TPHCM ghi nhận 6.573 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với số ca của tháng 8. Từ đầu năm đến nay Thành phố có 85 ổ dịch tay chân miệng phát sinh trong trường học. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ 0-3 tuổi (chiếm 90%).

Cùng với đó, trong tháng 9, TPHCM ghi nhận 136 ca mắc sởi. Tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2019, TP có 6.192 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ 99 ca. Trong hơn 6.000 ca mắc sởi, có 51% chưa được tiêm chủng và 48% chưa rõ tiền sử tiêm chủng.

Để hạn chế dịch bệnh tiếp tục tăng cao, từ nay đến cuối năm 2019, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại các phường, xã.

Cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh lây nhiễm.

Đồng thời, ngành khuyến khích các địa phương tăng xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm Nghị định 176/2013/ NĐ-CP để phát sinh ổ dịch trong cộng đồng. Ngành Y tế tiếp tục giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo phụ huynh đưa con em đến trạm y tế tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Theo các chuyên gia, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

Cần tiêm phòng cho trẻ đúng lịch.

Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… chính vì vậy bệnh dễ lây thành dịch. Giai đoạn người bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác là từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau giai đoạn phát ban của người bệnh.

Bất kể ai từ người lớn đến trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc sởi cao nhất.

Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi).

Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
Lịch chủng ngừa sởi: mũi 1: 9 tháng, mũi 2: 15 – 18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4 – 6 tháng tuổi.  Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng.
Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân: người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh , người chăm sóc , tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.  Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Theo Nguyễn Vũ/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Phải làm gì khi phát hiện em bé suy dinh dưỡng?

Để khắc phục tình trạng em bé bị suy dinh dưỡng, ba mẹ cần lên kế hoạch tổng thể để...

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cha mẹ nhất định phải biết

Không như trẻ sơ sinh, việc chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đã không còn là một nhiệm vụ quá...

7 sai lầm khiến nhiều người thấy nuôi con 'quá mệt mỏi'

Nhiều gia đình nhận "đầu tư" từ cha mẹ già, như hỗ trợ mua nhà, trông con hộ, và phải...

Trẻ có nghe lời cha mẹ sau khi bị la mắng?

Bạn la mắng, thậm chí đánh, khẽ tay bé khi nóng giận vì một hành động thái quá nào của...

Trẻ bị nhiễm trùng máu cần có chế độ chăm sóc và điều trị thế nào?

Trẻ bị nhiễm trùng máu là vấn đề khiến không ít các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân...

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tháng tuổi chuẩn nhất

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Hãy đọc bài viết...

Trẻ 2 tháng bị táo bón dai dẳng: Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ 2 tháng bị táo bón là điều khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Tình trạng này sẽ...

Tin mới nhất

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

17 giờ trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

17 giờ trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

17 giờ trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

17 giờ trước

Vụ bé trai 6 tuổi bị cha bạo hành, "dì ghẻ" chế nước sôi lên chân ở TP.HCM: Hành vi...

17 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

1 ngày 15 giờ trước

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

1 ngày 15 giờ trước

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

1 ngày 15 giờ trước

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình