Dù bạn có ăn uống healthy ra sao mà không đúng thời gian phù hợp với nhịp sinh học thì quả thức cũng không mang đến hiệu quả cho sức khỏe và cho việc giảm cân. Theo một số nghiên cứu thi còn làm mức đường huyết trong máu sẽ tăng thêm khoảng 18% so với thông thường.
Việc chọn đúng thời điểm các bữa ăn sẽ góp một phần không nhỏ vào việc giảm cân, giữ dáng. Bạn nên ăn các bữa chính, bữa phụ theo thời gian như sau là hợp lý.
1. Bữa sáng: Từ 6h đến 9h45
Theo một số nghiên cứu, việc tiêu thụ một bữa ăn sáng giàu protein trong khoảng thời gian này có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng mỡ thừa của cơ thể, và giúp bạn cảm thấy đỡ đói trong suốt cả ngày.
Tốt nhất bạn nên ăn một bữa sáng healthy trong khoảng 1 tiếng sau khi thức dậy. Sau đó, bạn càng trì hoãn việc ăn sáng thì càng kìm hãm hiệu quả cơn đói từ protein, chất béo và chất xơ.
2. Bữa phụ buổi sáng: Sau bữa sáng 2 – 4 giờ đồng hồ
Đây là bữa không bắt buộc nhất là bạn đã ăn sáng đầy đủ tuy nhiên đôi khi bạn cũng muốn ăn vặt. Vậy thì lời khuyên dành cho bạn là hãy đợi từ 2 – 4 tiếng sau khi ăn sáng vì đó là khoảng thời gian cần để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm bạn vừa ăn. Bạn cũng chỉ nên ăn bữa phụ buổi sáng khi thực sự đói mà thôi vì nếu không sẽ làm tăng lượng calories nạp vào cơ thể.
3. Bữa trưa: Trước 3h chiều
Theo nghiên cứu, những người ăn bữa trưa sớm hơn sẽ dễ thành công trong việc giảm cân. Còn người ăn bữa trưa sau 3 giờ chiều sẽ giảm được ít hơn 25% cân nặng so với người ăn trưa sớm.
4. Bữa phụ buổi chiều: 2 – 4 tiếng sau khi ăn trưa
Các bác sĩ khuyên rằng bữa ăn xế chiều cũng tương tự như bữa ăn vặt, nên dùng sau 2 - 4 giờ kể từ khi ăn bữa trưa. Việc này giúp ổn định đường huyết và ngăn tình trạng ăn quá nhiều.
5. Bữa tối: Ăn trước 7h tối
Theo các nhà nghiên cứu người tham gia chuyển thói quen ăn tối từ khoảng 6 giờ chiều đến giữa đêm sang không ăn gì trong khoảng từ 7 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau, họ sẽ giảm cân thành công và ngủ ngon hơn. Đặc biệt bạn nhất định phải loại bỏ thói quen ăn vặt sau bữa tối.
Hơn nữa, ăn tối sau 7 giờ sẽ khiến cơ thể không có đủ thời gian xử lý thức ăn, làm tích trữ chất béo không lành mạnh dẫn đến tăng cân và béo phì. Còn ăn gần giờ đi ngủ làm tăng lượng đường trong máu, thay đổi đồng hồ sinh học và khiến bạn tăng cân. Bạn có thể tiêu thụ một lượng lớn thức ăn vượt quá nhu cầu thực tế của cơ thể.