Phụ Nữ Sức Khỏe

Không thực hiện nghiêm giãn cách xã hội: Nguy cơ bùng phát dịch diện rộng

Những ngày qua, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, bùng phát với hàng trăm ca bệnh khiến nhiều người lo ngại về ổ dịch này cũng như tình hình dịch Covid-19 xảy ra tại Hà Nội.

Chuyên gia y tế cảnh báo, Hà Nội cần làm nghiêm, thực hiện giãn cách triệt để mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm, quản chặt việc đi lại của người dân ngay từ đầu ra ở từng "vùng xanh".


Nguy cơ lan rộng từ ổ dịch siêu lây nhiễm


Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trưa 30/8, ổ dịch Thanh Xuân Trung thêm 32 ca Covid-19. Như vậy, tính từ ngày 23/8 đến nay, ổ dịch Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 303 ca. Liên quan đến ổ dịch này, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, thực tế, ổ dịch Thanh Xuân Trung nằm gọn trong một khu vực nên tiện cho việc khoanh vùng và xét nghiệm nhưng tại đây quá chật chội nên tỷ lệ tiếp xúc cao, tăng khả năng lây nhiễm. Nguyên nhân lây nhiễm nhanh như ở Thanh Xuân Trung một phần là người dân không tuân thủ tốt quy định giãn cách ngay tại khu dân cư. Nhiều người có thói quen giao lưu, thích đi chợ xa để mua đồ ăn cho rẻ...

Các thành viên tổ công tác đặc biệt cùng cán bộ y tế hướng dẫn công dân thuộc diện F0, F1 đi chữa bệnh và cách ly tập trung. Ảnh: Hồng Thái

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng không kiểm soát chặt mọi đối tượng ra vào ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Những yếu tố này làm cho việc kiểm soát, khống chế dịch trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều.


Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng, điều lo ngại là việc phát hiện ca nhiễm ở cộng đồng, từ một ca có thể ghi nhận ổ dịch vài chục ca. Nếu có ca mắc mà không phát hiện kịp thời, để thành nhiều chu kỳ lây nhiễm thì rất khó xử lý. “Để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, người dân cần nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và có sự hợp tác với chính quyền trong công tác phòng, chống dịch.

 

Trong thời gian thực hiện giãn cách, người dân cần tuân thủ nghiêm giãn cách nhà với nhà, kể cả người trong cùng một nhà cũng phải giãn cách để nếu một người mắc thì cũng không lây cho cả nhà. Nếu người dân không tuân thủ đầy đủ quy định giãn cách, vẫn để tập trung đông người thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Cả TP không thể an toàn nếu chỉ một chỗ sơ suất. Chính quyền, địa phương cần có biện pháp hỗ trợ tối đa cho người dân để họ yên tâm giãn cách” - Phó Giám đốc CDC Hà Nội khuyến cáo.


Thời gian này, Hà Nội đang tận dụng thời điểm giãn cách xã hội đợt 3 để tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0, tăng cường tiêm vaccine nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Nhưng trên thực tế, lượng người ra đường vẫn còn đông, nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Qua công tác xét nghiệm diện rộng, TP đã xác định được một số địa bàn và đối tượng nguy cơ rất cao ("vùng đỏ" và nhóm đỏ), tiềm ẩn rủi ro và nguy cơ lớn có thể hình thành những ổ dịch phức tạp, khó kiểm soát.


Quản chặt "vùng xanh" từ đầu ra


Dưới góc độ chuyên môn, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho rằng, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội vẫn rất cao, qua sàng lọc vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng. Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Giãn cách là khoảng thời gian quý để TP dập dịch. Vì vậy, mỗi người dân, mỗi gia đình cần thực hiện nghiêm quy định này, hạn chế tập trung đông người ngay từ phạm vi gia đình.

Đặc biệt, Hà Nội phải phong tỏa thật chặt, xét nghiệm toàn bộ cho người dân trong khu vực phong tỏa 3 ngày/lần với mục tiêu bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh hiện tượng "ngoài chặt, trong lỏng", người dân không được đi sang nhà nhau, phải phong tỏa rất chặt mới ngăn chặn được dịch bùng phát tại phường Thanh Xuân Trung cũng như TP Hà Nội.


Nhiều ý kiến cho rằng, trong trường hợp cần thiết có thể huy động lực lượng công an, quân đội hỗ trợ địa phương quản lý khu vực phong tỏa. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Hà Nội nên kiểm soát tại các ngõ nhỏ, phố nhỏ, đẩy mạnh kiểm soát lưu động trên đường phố. Việc Hà Nội thiết lập các vùng xanh do dân tự quản, đây là giải pháp bền vững. Tuy nhiên, địa phương nên quản chặt từ đầu ra ở từng "vùng xanh", từng chốt kiểm soát dịch, không để người dân ra đường, rồi mới kiểm soát nơi đến như hiện nay.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người dân không nên đi chợ quá nhiều lần trong tuần, chỉ đi chợ trong trường hợp thật sự cần thiết, tập trung mua những đồ dùng thiết yếu. “Đặc biệt, cùng với chiến lược vaccine của cả nước, Hà Nội cần thiết phải tăng tốc tiêm vaccine cho khu vực quận Thanh Xuân nói riêng và toàn TP nói chung, đặc biệt tiêm vaccine cho đối tượng là người có bệnh nền, người già trên 65 tuổi. Tại các điểm tiêm, điểm lấy mẫu xét nghiệm, cơ sở, người dân phải thực hiện nghiêm không được để tụ tập đông người” - PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến nghị.


Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu T.Ư cho rằng, Hà Nội phải nhanh chóng đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng Covid-19. Nếu không tiêm vaccine sẽ khó ngăn chặn được dịch bùng phát lớn trên diện rộng ở Hà Nội. Việc chống dịch, lặp đi lặp lại khi dập được chỗ này lại bùng chỗ khác sẽ rất khó khăn.

Từ nay trở đi TP nếu chỉ dùng biện pháp 5K và giãn cách sẽ không đạt đích, khó ngăn chặn dịch bùng phát. Với dân số Hà Nội hiện nay khoảng gần 10 triệu dân, Thủ đô cần 14 - 18 triệu liều vaccine sẽ ngăn chặn được dịch bệnh. Đặc biệt, tất cả những nơi đã bùng phát dịch nặng phải tập trung điều trị cho người bệnh, đồng thời cần ưu tiêm vaccine tại những nơi có nguy cơ bùng phát dịch.


Theo các chuyên gia y tế, nhằm khống chế sự lây lan, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tận dụng thời gian giãn cách, người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng như toàn TP nên ở yên trong nhà, thực hiện giãn cách triệt để, hạn chế tối đa ra đường, “ai ở đâu thì ở đó”. Đây là thời điểm then chốt, quyết định đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch, nếu không chấp nhận hy sinh trong thời gian ngắn thì sẽ phải chịu thiệt hại, khó khăn kéo dài.

Nếu người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch, có thể phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của TP cũng như sinh kế, sức khỏe, tính mạng của người dân và cộng đồng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, với việc biện pháp ngăn chặn lây nhiễm trong khu phong tỏa chưa hiệu quả, ngành y tế TP cần tính đến các giải pháp khác đối với ổ dịch này. Ngoài việc phong tỏa chặt để làm chậm nguồn lây và hỗ trợ thực phẩm cho người dân, quận Thanh Xuân cũng như Hà Nội cần tính phương án cách ly, điều trị cho kịch bản 1.000 - 2.000 ca nhiễm phát hiện trong thời gian ngắn.

"Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ tử vong. Vì vậy, Hà Nội cũng như các địa phương khác cần thiết tăng tốc tiêm vaccine Covid-19 cho người dân, đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và người trên 65 tuổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 tuổi, từ 70 - 80 tuổi, trên 65 tuổi)." -PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế

Theo Hà Linh/Kinh tế đô thị

Tin liên quan

Bác sĩ gửi 'tâm thư' hiến kế giảm tử vong bệnh nhân COVID-19 ở tâm dịch

PGS-TS Phạm Duệ, nguyên trưởng khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, và đồng nghiệp vừa gửi "tâm thư" tới...

Tối 30/8: Có 14.224 ca mắc COVID-19, tăng 1.467 ca so với hôm qua

Bản tin dịch COVID-19 tối 30/8 của Bộ Y tế cho biết có 14.224 ca mắc COVID-19 tăng 1.467 ca...

Y bác sỹ thay nhau bóp bóng ngày đêm cứu sản phụ nguy kịch vừa mất con vì COVID-19

Đang mang thai ở tuần 29 thì người mẹ không may mắc COVID-19 phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên,...

Số người mắc Covid-19 tại ổ dịch rất phức tạp đã lên tới 303

Hà Nội trưa 30-8 ghi nhận thêm 45 ca mắc Covid-19 mới, riêng ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung...

Việt Nam nhận thêm 258.000 liều vắc xin AstraZeneca và Moderna

Sáng 30/8, Bộ Y tế đã tiếp nhận 258.000 liều vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca và Moderna do Chính phủ...

Trưa 30/8, Hà Nội ghi nhận 45 ca Covid-19, ổ dịch Thanh Xuân thêm 32 ca

Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận từ 6h đến 12h ngày 30/8...

Sáng 30/8: Có 6.309 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, 8 tỉnh qua 14 ngày chưa ghi nhận ca...

Đến nay Việt Nam có 435.265 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 50% bệnh nhân đã khỏi. Trong số các...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

10 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

14 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

14 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

14 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

14 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

14 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

14 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

14 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình