Phụ Nữ Sức Khỏe

Không tăng cân vì ốm nghén, con có làm sao?

Tôi đã mang thai đến đầu tháng thứ 7 mà chỉ tăng được 2 kg do thời gian trước bị ốm nghén quá nặng. Tôi lo sợ con tôi sẽ bị gầy yếu hoặc gặp nguy…

Bạn đọc Trần Thị Mai Hương (29 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM), hỏi: Tôi ốm nghén nặng ngay từ tháng đầu tiên, kéo dài đến hết tháng thứ 4 và thay vì phải tăng cân, tôi còn bị giảm 1 kg. Tôi cố lắm 2 tháng tiếp theo mới tăng 3 kg, nên hơn cân nặng trước khi mang thai là 2 kg. BMI trước đây của tôi trong mức bình thường. Xin hỏi, với thời gian còn lại, tôi có nên ăn thật nhiều để tăng cân đúng chuẩn không? Tôi rất buồn phiền và lo lắng con sẽ bị ảnh hưởng bởi mình. Không biết phải làm gì để bù đắp cho bé…


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

Rất tiếc trong thời gian đầu của thai kỳ bạn không được hướng dẫn và điều trị các triệu chứng nghén nặng để hạn chế sự giảm cân. Bà mẹ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5-24,9 kg/m2): Mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10-12 kg. Mức tăng cân cụ thể như sau:

* 3 tháng đầu (quý I): 1 kg

* 3 tháng giữa (quý II): 4-5 kg

* 3 tháng cuối (quý III): 5-6 kg

Hiện bạn chỉ còn 3 tháng để nhanh chóng phục hồi dinh dưỡng bằng cách tăng khẩu phần ăn cả về chất lẫn về lượng. Tuy nhiên, không vì vậy mà cố ép cơ thể để tăng cân nhanh, như vậy sẽ khiến bộ máy tiêu hóa quá tải và rối loạn, giảm hấp thu sẽ khiến tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng thêm.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, thai phụ cần ăn như sau:

- Tăng năng lượng bữa ăn: năng lượng cung cấp tăng thêm 450 kcal/ngày so với khẩu phần bình thường (tương đương 2 bát cơm và thức ăn hợp lý).

- Tăng cường bổ sung chất đạm, chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi, ưu tiên thức ăn giàu đạm như: trứng, cá, tôm, cua, thịt, mè, đậu các loại.

- Tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo qui định.

 Do bạn tăng cân ít trong giai đoạn đầu nên có thể ăn thêm hơn 450 kcal một chút, miễn là đừng quá sức. Nên tăng cường thêm sữa giữa các bữa ăn.

Thai phụ thiếu dinh dưỡng và tăng cân kém, đặc biệt là người đã gầy trước khi mang thai thì bé ra đời có nguy cơ nhẹ cân (<2.500 g). Nhưng bạn không nên buồn phiền vì nghén không phải là lỗi của bạn. Sau khi sinh hãy cố tăng cường dinh dưỡng và cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho bé bú mẹ khi đã ăn dặm, đến 18-24 tháng tuổi nếu được, chăm sóc chu đáo theo hướng dẫn bác sĩ là có thể bù đắp để bé phát triển tốt.

Nếu bạn mang thai lần sau và tiếp tục bị ốm nghén, hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình ngay. Ốm nghén là tình trạng tự nhiên, thường gặp ở thai phụ và bác sĩ có thể giúp bạn khắc phục được nếu ốm nghén quá nặng.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Mẹ nghén chua, mặn hay cay khi mang bầu tiết lộ điều gì?

Mỗi mẹ khi mang bầu lại có một kiểu nghén khác nhau và thực tế chúng cũng đại biểu cho...

Mang bầu 3 tháng đầu, mẹ nghén lắm cũng phải ăn 7 món này

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong những tháng đầu thai kỳ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự...

Mẹ bầu nghén đồ cay, lợi hay hại?

Một số mẹ khi mang thai thường hình thành thói quen nghén đồ cay nóng, tuy nhiên ăn đồ cay...

Mẹ nghén đồ ăn cay có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu khi mang thai lại nghén những đồ ăn cay nóng, tuy vậy điều này có thực sự...

Sai lầm nguy hiểm khi nghén khiến thai nhi chậm phát triển

BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Sản, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà, Hà Nội đã chỉ...

Thực phẩm tốt cho bà bầu bị ốm nghén

Giai đoạn đầu của thai kì vừa nhiều niềm vui nhưng cũng có nhiều khó khăn khi mà đa số...

Ốm nghén nặng có hại thai nhi không?

Mang thai, nhiều bà bầu bị ốm nghén nặng. Có người chỉ một vài tháng, có người thì đến lúc...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình