Theo các chuyên gia, có khoảng 70% phụ nữ bị bệnh nấm vùng kín ít nhất một lần trong đời. Vì vậy, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi những tác động xấu mà căn bệnh này mang lại.
Nấm vùng kín (hay nhiễm trùng nấm men) là do vi khuẩn thường trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nấm vùng kín có thể dẫn tới viêm, nhiễm trùng thậm chí còn để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Những biểu hiện của nấm vùng kín khá giống với các bệnh phụ khoa khác nên thường khó phát hiện kịp thời. Chính vì thế, để không lầm nấm vùng kín với những bệnh khác, chị em cần nắm rõ những biểu hiện sau đây của bệnh.
Biểu hiện và cách phòng ngừa nấm vùng kín ở nữ giới
Biểu hiện nấm vùng kín
Ngứa âm đạo
Cảm giác ngứa ngáy ở âm đạo là một trong những biểu hiện thường thấy ở các chị em bị nấm vùng kín. Thông thường, phụ nữ mắc bệnh sẽ thấy vùng kín vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đặc là vào ban đêm.
Hiện tượng này không chỉ làm người bệnh cảm thấy phiền toái, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt vợ chồng.
Khí hư bất thường
Khi bị nấm vùng kín, khí hư của bạn sẽ tiết ra với số lượng lớn, có màu trắng đục và tụ lại thành từng mảng xung quanh "cô bé". Ngoài ra, khí hư của người bệnh còn có mùi hôi bất thường rất khó chịu.
Đau rát khi "yêu" hay tiểu tiện
Đường ống âm đạo bị nấm tấn công gây tổn thương và lở loét nên trong quá trình quan hệ hay tiểu tiện chị em sẽ cảm thấy vô cùng đau rát.
Vùng kín sưng đỏ
Nếu biểu hiện này đi kèm với các triệu chứng ở trên, các nàng nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa nấm vùng kín
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót...
- Đảm bảo vùng kín luôn được khô thoáng và thường xuyên rửa bộ phận này với nước muối pha loãng. Đặc biệt trong những ngày "đèn đỏ", chị em nên hạn chế mặc quần quá chật cũng như hãy thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần để "cô bé" luôn được sạch sẽ.
- Dùng nước sạch, nước muối pha loãng và các loại dung dịch vệ sinh có thành phần từ thiên nhiên ít tác dụng phụ để làm sạch vùng kín, không làm mất cân bằng độ pH ở đây.
- Các chị em phụ nữ nên hình thành thói quen khám phụ khoa định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần để sớm phát hiện được những rắc rối và có phương pháp điều trị hợp lý.
Nắm rõ những biểu hiện và cách phòng ngừa nấm vùng kín ở nữ giới, hy vọng chị em sẽ sớm thoát khỏi được nỗi ám ảnh về căn bệnh này nhé!