Chị “Megio” chia sẻ kinh nghiệm trị dứt điểm viêm âm đạo của mình nhờ củ tỏi trên mạng xã hội. Chị Megio cho biết: "Em bị nấm coi như mãn tính, cứ khoảng 2 tháng lại bị 1 đợt..cứ đặt thuốc uống thuốc mãi vẫn cứ tái diễn. Nhưng đến hiện tại thì đã đỡ nhiều do dùng tỏi ép.
Theo Megio, kinh nghiệm thực tế, mẹ nào bị nấm âm đạo có thể thử:
Bước một: vệ sinh hàng ngày: tự pha nước tinh khiết (hoặc nước đun sôi để nguội) 1 chai nước suối pha với 1 gói natri bicarbonate rửa ngày 2 lần khi đi tắm và sau khi đi tiêu. Còn những lần khác thì rửa nước thường lau khô bằng giấy vệ sinh sạch.
Bước hai: Thường xuyên mặc váy, hạn chế mặc quần, quần lót mỏng loại lưới. Hàng ngày thay 2 cái quần lót, giặt xong phơi nắng. Nếu ở nhà thì mặc váy dài hạn chế quần chật.
Bước ba: uống tỏi, sáng dậy bóc 1 củ tỏi có tép nhỏ, xong cho mấy tép đó vào miệng uống với nước như uống thuốc đặc biệt là mấy ngày sau khi có kinh (thường hay bị nấm) thì uống nhiều hơn 1 chút.
Bước 4: Bớt ăn đường.
Nói về tác dụng của tỏi, Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Phòng Chẩn trị y học cổ truyền phố Đốc Ngữ, Hà Nội cho biết, trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun…
Tỏi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có những bệnh phụ nữ nói chung.
Theo y học cổ truyền, tỏi có vị đắng, tính ôn vào kinh Can, vị. Tác dụng của tỏi là hành khí, tiêu dịch, mạnh tỳ vị, ấm đường tiêu hoá và sát khuẩn giải độc. Tỏi còn trị ho, lị, thấp khớp và cao huyết áp.
Với những bệnh nhân bị ung thư, tỏi có thể hỗ trợ trị các bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư mũi họng, thực quản. Các bệnh truyền nhiễm như ho gà, viêm ruột, nhọt lở, cảm mạo, viêm màng não cũng có thể dùng tỏi. Liều dùng được lương y Trung khuyên là từ 5 -15 gram mỗi ngày. Còn dùng thụt rửa trị trùng roi âm đạo, viêm nhiễm cấp tính có thể dùng mỗi ngày 1 lần.
Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", GS Đỗ Tất Lợi cũng khẳng định, thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Theo ông, trong dân gian cũng có những bài thuốc truyền miệng sử dụng nước tỏi để chữa viêm âm hộ. Tuy nhiên, mùi tỏi hắc hoặc cơ địa mẫn cảm với tỏi khiến tỏi không được ưa chuộng để chữa bệnh vùng kín.
Tuy nhiên, trong bữa ăn hàng ngày có thể chế biến thêm tỏi vào các món ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng các bệnh viêm nhiễm.