Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh. Người bệnh sẽ bị đau, giảm khả năng di chuyển, gây trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng với 200 loại bệnh.
Để phòng tránh chúng, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống và bổ sung canxi từ thực phẩm hàng ngày.
Tỏi tây
Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B.
Rau chân vịt
Rau chân vịt giàu can-xi, photpho, kali, kẽm, và cả selen giúp bảo vệ gan. Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết.
Đậu cô-ve
Mỗi 100 gram quả đậu cô ve chứa lượng canxi lên đến 349mg, cao hơn đậu nành khoảng 2 lần. Món đậu này có thể nấu đơn giản để ăn trong bữa ăn chính hoặc làm thành các món ăn nhẹ cũng là cách bổ sung canxi rất tốt.
Rau dền
Hàm lượng canxi đều vượt trội hơn cả sữa bò, ngoài ra hai loại rau này còn chứa một lượng lớn nguyên tố khoáng chất và vitamin K giúp hấp thụ canxi.
Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa như:
Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.
Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.
Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.