Phụ Nữ Sức Khỏe

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì?

Bạn thường xuyên phải hắng giọng dù không ho nhưng lại thấy có đờm (hoặc dịch nhầy) vướng trong cổ họng, nhất là khi nằm xuống? Liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Trước khi tìm hiểu vấn đề không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì thì bạn cần hiểu về cơ chế sinh đờm và chất nhầy của cơ thể.

- Chất nhầy giống như gelatin, có chức năng bôi trơn, giữ ấm cho các cơ quan và "bẫy" lọc tác nhân xâm nhập từ bên ngoài (như bụi, khói, vi khuẩn) được tạo ra bởi các tế bào mô lót từ mũi tới phổi. Mỗi ngày màng nhầy tiết ra từ 1 - 1,5l chất nhầy trong suốt và bạn sẽ nuốt phần lớn chất nhầy mà không biết, lượng còn sót lại sẽ giúp giữ ấm cho đường thở của bạn cũng như giữ cho các cơ quan khác được ngậm nước tốt hơn. Chất nhầy thường được tống ra qua đường mũi.

- Đờm là dạng chất nhầy do đường hô hấp dưới tạo ra (không phải ở mũi hay xoang) để phản ứng với chứng viêm và kích ứng tại phổi và đường thở, chẳng hạn như viêm phế quản hay viêm phổi. Đờm thường được tống ra khỏi phổi qua cơn ho.

Vậy không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây tăng tiết chất nhầy hay tăng tiết đờm tại cổ họng mà không ho. Dưới đây là một số nguyên nhân do bệnh lý và lối sống phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng, bạn cần kết hợp với các triệu chứng xuất hiện kèm theo khác để thăm khám bác sĩ ngay khi có bất thường nếu như các biện pháp giảm nhẹ tại nhà không có hiệu quả.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì? (Ảnh: Internet)

1.1. Nguyên nhân bệnh lý

- Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi hệ miễn dịch bị tấn công bởi vi sinh vật thông qua đường hô hấp thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết chất nhầy giúp tống thải các dị nguyên này ra bên ngoài. Trong nhiễm trùng đường hô hấp sẽ có nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm mũi, vòm họng, cổ họng, xoang, thanh quản và khí quản bị viêm nhiễm thường có kèm theo nghẹt mũi và chảy nước mũi nhầy liên tục; có thể ho hoặc không ho; đau ngứa rát cổ họng; đau nhức đầu; biếng ăn...

+ Nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm viêm nhiễm tại khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Triệu chứng nhiễm trùng này thường kèm theo cả đờm và ho; khó thở, khàn giọng; các triệu chứng tương tự dễ nhầm lẫn với cảm cúm...

- Viêm amidan

Amidan là cửa ngõ đón đầu vi khuẩn, virus khi xâm nhập qua đường họng nên thường dễ bị viêm nhiễm. Biểu hiện chính của viêm amidan là sưng tấy đỏ amidan kèm theo đau cổ họng kèm đờm, đau tai, khó nuốt, xuất hiện các hạch ở cổ kèm sốt...

Viêm amidan khiến cổ họng đau nhức kèm đờm khó chịu (Ảnh: Internet)

- Trào ngược axit dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản. Khi axit trào ngược lên khiến cổ họng dễ sưng viêm và dần tích tụ các chất nhầy. 

Chất nhầy gây kích ứng họng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng.. Vì thế nếu thấy các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, họng đờm (có thể kèm ho hoặc không), khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đắng - hôi miệng... thì cần thăm khám bác sĩ sớm.

- Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi khiến đờm không tiêu hóa/thoát ra được và loanh quanh ở vùng cổ họng. Dịch tiết ra nhiều khiến đờm bị vướng lại nên thường phải hắng giọng, khịt khạc liên tục. Các triệu chứng khác của lệch vách ngăn mũi có thể là nghẹt mũi, khó thở...

Lệch vách ngăn mũi cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng sức khỏe khác như viêm xoang, viêm xoang dị ứng...

Lệch vách ngăn mũi khiến đờm không tiêu hóa/thoát ra được và loanh quanh ở vùng cổ họng (Ảnh: Internet)

- Chảy dịch mũi sau

Một nguyên nhân khác gây đờm thường bị vướng ở họng là do chảy nước mũi sau. Khi cơ thể tăng sinh sản xuất dịch nhầy bạn có thể cảm thấy dịch chảy từ phía sau mũi xuống họng với các triệu chứng đi kèm như ngứa họng, buồn nôn do chất nhầy dư thừa đi vào dạ dày, hôi miệng. Tùy tình trạng chảy dịch mũi sau có kích ứng họng hay không mà bạn có thể bị ho hay không.

- Túi thừa thực quản

Túi thừa thực quản hay còn gọi là túi thừa Zenker xảy ra khi có một túi bất thường xuất hiện tại thực quản ngăn thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Tình trạng này đôi khi khiến chất nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Mặc dù bệnh hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện các biến chứng khó nuốt, đau ngực, tăng tiết nước bọt, hơi thở có mùi hôi, ợ chua... thì cần thận trọng. Điều trị túi thừa Zenker thường là phẫu thuật theo chỉ định bác sĩ.

-  Viêm họng hạt

Đặc trưng bởi cảm giác ngứa ngáy tại họng khiến người bệnh hay phải húng hắng hoặc khạc ra để dễ chịu hơn. Viêm họng hạt có thể gây ho khan, ho có đờm hoặc không kèm ho. Nếu thấy xuất hiện các hạt hồng/đỏ tại cổ họng và lồi cao hơn hẳn vùng niêm mạc xung quanh; khó nuốt thức ăn và nước uống; sốt; nổi hạch cứng đau thì cần thăm khám sớm.

Viêm họng hạt nếu không được điều trị đúng có thể khiến các tổ chức xung quanh bị viêm nhiễm và tiến xa tới các cơ quan khác rất khó điều trị. Một số trường hợp viêm họng hạt mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

1.2. Nguyên nhân lối sống

Một số tình trạng không ho nhưng có đờm cổ họng có thể từ ảnh hưởng của lối sống hàng ngày. Chẳng hạn như:

- Môi trường sống ô nhiễm khiến đường hô hấp liên tục kích ứng phải tăng tiết chất nhầy đào thải các tác nhân ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc lá xâm nhập.

Môi trường sống ô nhiễm cũng khiến đường hô hấp dễ bị kích ứng và sinh đờm (Ảnh: Internet)

- Công việc thường xuyên tiếp xúc với khó bụi, các loại hóa chất, lông động vật; MC, ca sĩ phải hát nói liên tục...

- Uống ít nước, uống nhiều rượu bia, chất kích thích, cà phê

- Các lối sống kém lành mạnh khiến sức đề kháng bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp...

2. Đối phó

Để giảm đờm và chất nhầy trong cổ họng, đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân gây ra là gì. Nếu nguyên nhân gây đờm trong cổ họng mà không ho là do bệnh lý thì cần thăm khám bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt sau này.

Trong trường hợp muốn giảm nhẹ, bạn cần:

- Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy và ngăn chặn sự tích tụ bên trong cổ họng. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước bằng súp, nước trái cây... Ưu tiên uống nước ấm để làm mềm chất nhầy giúp tống thải ra ngoài dễ hơn.

- Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối cũng giúp làm loãng đờm và thông thoáng cổ họng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm trong vài giây ở tư thế ngửa đầu ra sau để nước muối thấm vào cổ họng tốt hơn. Nếu cảm thấy đờm nhiều hơn, có thể súc miệng 2 - 3 tiếng/1 lần. Súc miệng nước muối còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối cũng giúp làm loãng đờm và thông thoáng cổ họng (Ảnh: Internet)

- Uống trà bạc hà

Trà bạc hà chứa tinh dầu bạc hà giúp giảm các triệu chứng như ho, đờm, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức đầu nên thích hợp để giảm nhẹ triệu chứng tại nhà. Ngoài ra bạc hà có tính kháng khuẩn nên giúp giảm viêm và giảm thời gian phục hồi bệnh.

- Xông nước ấm, tắm vòi sen bằng nước ấm

Xông nước ấm có nhỏ một chút tinh dầu như bạch đàn hay hương thảo và một chút muối có thể giúp màng nhầy được cấp ẩm và loãng đờm cũng như thông mũi.

Ngoài các biện pháp kể trên bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá, bảo vệ đường hô hấp ở môi trường ô nhiễm, không uống rượu và các chất kích thích như cà phê, bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch và hô hấp...

Theo Châu Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Những 'đại kỵ' khi ăn ốc, biết mà tránh để không ngộ độc khi ăn!

Ốc là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, rất hợp trong mùa lạnh. Tuy nhiên món ăn này lại có...

Đau đầu, căng cứng cổ, cẩn thận với căn bệnh "có cơ hội sống mong manh"

Chuyên gia cho biết, đau đầu, căng cứng cổ, gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy...

Bác sĩ cảnh báo 5 thứ trong gia đình chứa chất gây ung thư

Bác sĩ cảnh báo độc tố aflatoxin có thể tồn tại trong nhiều thực phẩm, đồ dùng quen thuộc.

Cảnh báo số người mắc sốt xuất huyết tăng cao ở TP HCM

Trong 2 tuần qua, tại Khoa Nhiễm C Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, số lượng bệnh nhân sốt...

Đắk Lắk ghi nhận một bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết

Ngày 10/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận một...

Phụ nữ sau 40 tuổi cần áp dụng các cách tự nhiên tại nhà giúp ngăn đau lưng không nên...

"Sau tuổi 40, nguy cơ xảy ra đau lưng dưới và tái phát sẽ cao hơn khi còn trẻ. Nguy...

Cảnh báo 2 thứ trong nhà chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn tiếp tục...

Aflatoxin rất thích ẩn náu tại những vật dụng, thực phẩm mà bạn vô tình sử dụng hằng ngày, nó...

Tin mới nhất

'Vườn hoa' 10x 'nở rộ': Bộ ảnh hội tụ tứ tiểu hoa thế hệ mới của Cbiz, mỗi người một...

20 giờ trước

Sam, Phương Oanh, Hồ Ngọc Hà và những sao Việt mang thai đôi: Vất vả nhân hai nhưng thành quả...

22 giờ trước

Lộ ảnh Đàm Tùng Vận công khai 'sánh đôi' bên sao nam kém 7 tuổi khiến dân tình phát sốt...

1 ngày 14 giờ trước

Vừa đưa 'tình mới' ra mắt mẹ, Uông Tiểu Phi kêu luật sư đến tận nhà Từ Hy Viên để...

1 ngày 14 giờ trước

Sao nam Đại Sinh Ý Nhân khoe tạo hình 'xuống tóc', có vượt qua được 'mỹ nam đẹp nhất tam...

1 ngày 14 giờ trước

Bà xã kém 11 tuổi của 'ông vua phòng vé' Thái Hòa: Từng đi du học Úc, tốt nghiệp thạc...

1 ngày 14 giờ trước

Ninh Dương Lan Ngọc thông báo rời Vbiz: Suốt 14 năm 'chết vai' sau Cánh đồng bất tận, sở hữu...

1 ngày 14 giờ trước

Nữ ca sĩ từng có nhạc phẩm phát tại World Cup 1994, lấy chồng là tỷ phú Mỹ, vẫn yêu...

1 ngày 14 giờ trước

Phương Thanh 'tùy hứng', 'trả góp' cả trăm cây vàng để mua nhà, chỉ vì 'thích cái cầu thang', U60...

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình