Phụ Nữ Sức Khỏe

Khi trẻ sốt cao có nên sử dụng thuốc phòng ngừa co giật?

Bé nhà tôi 18 tháng bị sốt cao co giật lần đầu tiên, lúc đó cháu sốt 40,5oC bác sĩ cho dùng thuốc diazepam chống co giật.

Sau đó 1 tháng cháu lại bị sốt, lần này mới 38,5oC cháu đã bị giật. Tôi có nên dự trữ thuốc này để phòng ngừa co giật mỗi khi con bị sốt không?

Nguyễn Thị Bình (Hà Nội)

Việc chỉ định dùng thuốc trong phòng ngừa co giật cho trẻ phải do bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán cơn co giật do đâu.

Để bạn hiểu rõ hơn về vai trò của các thuốc ngừa co giật, chúng tôi xin được chia sẻ như sau: Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt cao, nhưng hầu hết các cơn giật là lành tính thì yếu tố nguy cơ các tác dụng phụ của các thuốc này vượt trội hơn so với lợi ích của chúng.

Ảnh minh họa: Internet

Trong các nghiên cứu đã được phân tích và đánh giá thì việc sử dụng các thuốc chống co giật (như phenolbarbital, valproate hoặc sử dụng diazepam) cách quãng đường trực tràng thì làm giảm được nguy cơ co giật tái phát trong khoảng từ 6 tháng đến 2 năm, đồng thời với đó là gây tác dụng phụ lên khoảng 30-40% trẻ (ngủ gà, kích động, rối loạn chức năng nhận thức...). Do đó, việc sử dụng thuốc phải hết sức cân nhắc và thận trọng trên từng bệnh nhi.

Ngoài ra, các thuốc này ngừa các cơn co giật lành tính tái phát do sốt chứ không ngăn ngừa được các cơn co giật do bệnh động kinh. Gần đây, Tiểu ban Về co giật do sốt của Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận không khuyến cáo liệu pháp dùng liên tục hay ngắt quãng các thuốc chống cho giật cho trẻ bị co giật do sốt đơn thuần.

Tuy nhiên, đối với những trẻ có nguy cơ cao hơn trong tương lai phát triển thành chứng co giật mà không có sốt hoặc một số trẻ em, cơn co giật do sốt có thể là cơn đầu tiên của bệnh động kinh, thì việc ra quyết định điều trị cho những bé này cần phải cá nhân hóa từng trẻ dựa trên cân nhắc giữa nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và lợi ích điều trị.

Có thể khi con bị co giật, cha mẹ sẽ hết sức lo lắng, do đó điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý nhất cho con.

Theo DS. Minh Thành/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Thuốc gì trị tưa miệng ở trẻ sơ sinh?

Bé nhà tôi mới sinh, được 2 tuần tuổi, nhưng thường hay quấy khóc, bỏ bú. Kiểm tra trên lưỡi cháu...

Thử que 2 vạch, đi khám không thấy thai

Bạn đọc giấu tên (34 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Vừa rồi, tôi dùng que thử thai, thử tới 5...

Trẻ em cũng bị sỏi thận, tiết niệu?

Con trai tôi 5 tuổi, gần đây cháu hay than bị đau lưng và đi tiểu gắt. Tôi đưa con...

Vệ sinh mũi cho trẻ thế nào mới đúng?

Tôi có con nhỏ 8 tháng tuổi, cháu bị nhiều dịch mũi nên tôi thường xuyên phải dùng nước muối...

Vì sao trẻ mới sinh khỏe mạnh lại phải tiêm vitamin K?

Con tôi sinh đủ tháng được 3kg, khỏe mạnh nhưng bác sĩ lại có chỉ định tiêm vitamin K.

Có nên thông vòi trứng khi bị ứ dịch?

Em bị ứ dịch vòi trứng, có nên đi thông vòi hay điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả...

Bé chỉ bú sữa mẹ có cần ăn dặm sớm?

Bạn đọc Nguyễn Yến (yenthin…@gmail.com) hỏi: Cháu nhà tôi được 4 tháng tuổi, đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Tôi...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình