Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao trẻ mới sinh khỏe mạnh lại phải tiêm vitamin K?

Con tôi sinh đủ tháng được 3kg, khỏe mạnh nhưng bác sĩ lại có chỉ định tiêm vitamin K.

Xin hỏi bác sĩ sao lại phải tiêm loại vitamin này? Không tiêm có được không? Vitamin K có vai trò gì với sức khỏe? Xin trân trọng cảm ơn!

Bích Vân (Hà Nội)

Trước hết, cần nhấn mạnh vai trò của vitamin K đối với cơ thể của trẻ mới sinh để từ đó bạn có thể hiểu được vì sao con bạn khỏe mạnh nhưng vẫn cần tiêm vitamin K. Vitamin K là vitamin tan trong chất béo. Thức ăn và sữa mẹ cung cấp vitamin K cho cơ thể của trẻ. 

Mặt khác, vitamin K được tổng hợp từ vi khuẩn đường ruột. Vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đông máu, tạo thành phức hợp prothrombin cần cho tạo cục máu đông, tránh xuất hiện tình trạng chảy máu, nhất là ở trẻ nhỏ.

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ - một chất dinh dưỡng quý giá phù hợp với trẻ nhưng hàm lượng vitamin K ở sữa mẹ rất thấp (2-5mcg/lit) và lượng dự trữ vitamin K do mẹ cung cấp cũng rất thấp vì vitamin K tự nhiên rất khó qua nhau thai.

Mặt khác, hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển  nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến việc thiếu vitamin K, vì thế, trẻ rất dễ bị chảy máu, đặc biệt là chảy máu não - màng não hay còn gọi là xuất huyết não.

Theo thống kê, 90% trẻ bị xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K thường rơi vào độ tuổi 30 - 40 ngày tuổi. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não là 25-40%, trường hợp điều trị thành công cũng có thể để lại các di chứng như teo não, não úng thùy, bại não, động kinh... Việc tiêm vitamin K cho bé sau khi sinh sẽ giúp giảm tỷ lệ xuất huyết não còn 0,25/100.000 bé.

Vì vậy, để phòng ngừa hiện tượng chảy máu não - màng não và những di chứng nặng nề do chảy máu não - màng não, tất cả trẻ mới sinh đều cần được tiêm vitamin K. Đây chính là một biện pháp dự phòng chủ động rất hiệu quả.

Khi trẻ mới sinh ra, các bác sĩ thường tiêm 1 mũi vitamin K1-1mg hoặc K3-2mg (cách này tốt và thuận lợi nhất) hoặc cho trẻ uống vitamin K1 trong 3 lần như sau: Lần đầu tiên - sau sinh, lần thứ hai - lúc trẻ 7 ngày tuổi và lần thứ ba lúc trẻ 30 ngày tuổi.

Theo BS. Phạm Thị Thục/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Có nên thông vòi trứng khi bị ứ dịch?

Em bị ứ dịch vòi trứng, có nên đi thông vòi hay điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả...

Bé chỉ bú sữa mẹ có cần ăn dặm sớm?

Bạn đọc Nguyễn Yến (yenthin…@gmail.com) hỏi: Cháu nhà tôi được 4 tháng tuổi, đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Tôi...

Viêm amidan có bị lây không?

Nhà tôi có 4 đứa cháu nội ngoại đều đang tuổi mẫu giáo và tiểu học. Gần đây có 2...

Vì sao bé lớn rồi mà vẫn còn lồi rốn?

Lúc nhỏ, em coi phim Doraemon, nghe nhân vật Chaien lồi rốn. Giờ em thấy con trai em cũng lồi...

Bé uống sữa nổi mẩn đỏ có phải dị ứng sữa bò?

Con gái tôi hiện được 17 tháng tuổi. Gần đây, sau mỗi lần uống sữa con thường xuất hiện những...

Sảy thai bao lâu thì có thể đậu thai trở lại?

Vợ em có thai lần đầu và bị sảy khi thai 12 tuần. Gia đình hai bên đều rất muốn...

Làm gì khi bé chậm nói?

Con tôi 3 tuổi mà chưa biết nói. Tôi nên làm gì để bé nói được? Mong được bác sĩ...

Tin mới nhất

7 thực phẩm nên ăn hàng ngày để tuyến giáp hoạt động tốt hơn

17 phút trước

Không chỉ tốt cho sức khỏe, cây ngải cứu còn được khuyên trồng trước cửa nhà, lý do là gì...

19 phút trước

Ăn quá nhiều chất đạm có thể gây hại gì cho sức khỏe?

58 phút trước

5 sai lầm bạn có thể mắc phải khi nấu rau đông lạnh

1 giờ trước

Những món ăn nhẹ tốt nhất để giảm cân và tăng cơ

1 giờ trước

Những thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

2 giờ trước

Thực phẩm ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm trí của bạn như thế nào?

2 giờ trước

Uống cà phê kết hợp ăn trứng, điều gì xảy ra?

2 giờ trước

Ngâm cá để rã đông là cơ hội để vi khuẩn bám vào thực phẩm, hãy nhanh trí làm ngay...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình