Quả sung là quả gì?
Quả sung còn có tên gọi khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, mật quả…là loại quả khá quen thuộc với nhiều người. Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây, ngoài công dụng chế biến món ăn thì quả sung còn xuất hiện trong các mâm cúng ngày Tết để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.
Theo quan niệm Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, tác dụng kiện tỳ thanh tràng (giúp tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng nên thường được dùng để chữa các bệnh vì về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, phụ nữ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét…
Còn với y học hiện đại thì cho rằng, bên trong quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng quý như glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid…cùng nhiều loại nguyên tố vi lượng như chất xơ, sắt, các vitamin A, B,C, E, K...
Sung là loại cây có lịch sử hàng nghìn năm với phạm vi sống phân bổ khắp thế giới. Từ lâu, sung là một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc nhờ tác dụng trị bệnh của nó.
Cùng tìm hiểu một số tác dụng của quả sung dùng để chữa bệnh được các chuyên gia Đông y khuyên dùng.
Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận
Bệnh sỏi thận là bệnh thường gặp và rất khó điều trị. Ngày nay, ngoài việc chữa bệnh sỏi thận bằng phương pháp y học hiện đại thì chúng ta có thể kết hợp một số bài thuốc chữa sỏi thận bằng quả sung cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Quả sung có tác dụng lợi tiểu, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng, làm giảm các triệu chứng sỏi thận và hỗ trợ bào mòn, đào thải sỏi rất tốt. Ba bài thuốc chữa bệnh sỏi thận bằng quả sung như sau:
Bài thuốc 1:
Trước tiên, các bạn chọn quả sung loại không quá non và không quá già đem cắt lát mỏng rồi sấy khô hoặc phơi khô. Rồi sau đó, lấy quả sung khô sao vàng hạ thổ, nấu lấy nước uống. Liều lượng mỗi ngày 200g.
Cứ đổ 4 chén nước rồi đun sôi, cô cạn lấy 1 chén. Ngày nấu 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 2:
Lấy quả sung già, cắt nhỏ, sao vàng hạ thổ rồi phơi hay sấy để dùng. Mỗi lần khoảng 100g quả sung khô. Đổ ngập nước rồi sắc còn 1/3 để uống hàng ngày, uống nhiều bệnh sẽ nhanh khỏi.
Bài thuốc 3:
Thành phần gồm quả sung khô 50g, nghệ vàng 12g, nhân trần 10g hoặc atiso 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu 8g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g, thổ phục linh 10g, cam thảo 8g, râu ngô 8g, màng mề gà 10g, 5 lát gừng già tươi.
Sắc tất cả vị thuốc trên với 5 bát nước, sắc còn 2 bát chắt ra. Rồi đun thêm 2 lần như thế nữa, mỗi lần lấy 1 bát. Sắc 3 lần trộn chung với 4 bát thuốc, sắc đặc lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày.
Với cách chữa bệnh bằng quả sung, người bệnh cần kiên trì kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và uống nhiều nước để có hiệu quả nhanh nhất.
Ba bài thuốc trên cũng có thể áp dụng cho bệnh nhân bị sỏi mật, bài thuốc từ quả sung chữa bệnh sỏi mật sẽ đánh tan sỏi mà không cần phẫu thuật và giúp sỏi không có cơ hội quay lại.
Quả sung chữa bệnh dạ dày
Do những thành phần dinh dưỡng dồi dào trong quả sung mà tác dụng của quả sung là hỗ trợ trong điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh đau dạ dày.
Để thực hiện cách chữa bệnh bằng quả sung, bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản và ít tốn thời gian nhưng lại đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.
Bài thuốc 1:
Sử dụng 01 kg sung tươi, rửa sạch rồi ngâm với muối loãng để loại bỏ bớt phần nhựa sung. Sau đó vớt đem phơi khô rồi tán thành bột mịn cho vào lọ thuỷ tinh dùng dần.
Mỗi ngày dùng 2 – 3 muỗng bột sung pha với 350ml nước, uống từ 2 – 3 lần trong ngày trước khi ăn 20 phút để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Bài thuốc 2:
Sử dụng 2 – 3 quả sung khô ngâm qua đêm. Bạn lấy nước sung uống và ăn luôn trái vào sáng hôm sau, ăn lúc bụng cảm thấy đói. Bạn nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày trong vòng 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng đau dạ dày biến mất.
Tác dụng quả sung chữa bệnh tiểu đường
Do trong quả sung có chứa nhiều kali, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường hấp thụ từ thức ăn sau bữa ăn, kiểm soát lượng đường huyết tăng/ giảm đột ngột nên tác dụng của quả sung là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà.
Lượng pectin chứa trong quả sung giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển. Đồng thời loại hoạt chất này còn giúp giảm lượng mỡ dư thừa, cholesterol xấu.
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nên sử dụng sung khô vì lượng kali trong quả sung khô nhiều hơn. Dùng sung khô sắc nước hoặc hãm nước uống hằng ngày giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Ngoài ra, quả sung tươi đem muối và dùng ăn kèm với các món ăn khác đều ngon và để được lâu.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn sung hằng ngày với các loại rau khác hoặc nấu thành các món hầm, làm gỏi chua… vừa đơn giản mà có thể áp dụng ngay tại nhà.
Ngoài quả sung, lá sung cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ cần cho 300g lá sung và 1 lít nước đun sôi khoảng 15 phút. Uống 1 ly trà lá sung hằng ngày để phòng ngừa mọi bệnh tật.
Quả sung chữa bệnh trĩ
Về cơ bản, chữa bệnh trĩ bằng quả sung không hề phức tạp, quan trọng người bệnh cần kiên trì thực hiện thì mới có thể thu được kết quả mong muốn.
Sau đây là 3 bài thuốc được các bác sỹ Viện y học Cổ truyền TP.HCM đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả, phát huy tác dụng của quả sung trong chữa bệnh trĩ.
Cách 1: Dùng 5 – 7 quả sung cắt sâu để nhựa sung chảy ra rồi rửa sạch. Dùng sung nấu với 200g thịt băm đã nêm nếm gia vị. Nấu khoảng 15 phút là sung bắt đầu chín, tắt bếp. Sử dụng món canh sung nấu thịt băm vừa ngon miệng lại vừa bảo toàn được công dụng chữa bệnh của quả sung.
Cách 2: Dùng 10-20 quả sung (chưa chín, vỏ còn xanh), rửa sạch với nước muối loãng và nấu lấy nước sung. Khi thấy sung đã chín thì dùng vợt hớt lấy hạt và quả sung để thu được nước sung. Cho nước sung vào chậu đợi nước ấm rồi dùng rửa sạch hậu môn, sau đó ngâm trực tiếp nước sung trong 10 phút rồi lau khô. Lưu ý ngâm khi nước còn ấm.
Cách 3: với cách nấu nước sung như trên nhưng người bệnh không cần vớt sung và hạt sung ra, dùng trực tiếp nước nóng để xông hậu môn. Cách này không chỉ an toàn mà còn cực kỳ hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng. Người bệnh cần thực hiện xông hơi mỗi ngày trước khi đi ngủ, mỗi lần xông khoảng 25 – 30 phút và không cần rửa lại với nước.
Ngoài những tác dụng của quả sung dùng để chữa bệnh, chúng ta cũng cần lưu ý đến những tác dụng phụ của quả sung như:
- Quả sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết khi ăn nhiều. Một số trường hợp ăn nhiều sung còn có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.
- Do quả sung có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết và giảm lượng đường trong máu nên người bình thường hoặc người có lượng đường huyết thấp thì nên hạn chế sử dụng quả sung.
- Oxalate có rất nhiều trong sung và loại chất này có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Những bệnh nhân này khi ăn nhiều sung có thể khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Quả sung có vô vàn tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà rất ít người biết đến. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết về loại trái cây này để mọi người cùng áp dụng trong việc điều trị bệnh cho bản thân và người thân.