Nội dung bài viết
Cây khổ sâm là gì?
Để tìm hiểu về những tác dụng của cây khổ sâm, trước hết bạn cần biết hiện tại có nhiều vị thuốc mang tên thuốc khổ sâm. Có ít nhất là 3 vị thuộc 3 họ thực vật khác nhau dựa vào bộ phận chính tạo thành bài thuốc khổ sâm là lá, quả và rễ.
Dù vậy, cả 3 loài khổ sâm nói trên đều có điểm chung, là có tác dụng chữa trị bệnh về đường tiêu hóa - chữa lỵ. Ngoài ra, khổ sâm còn để chữa một trong những bệnh “nan y” là sốt rét khá công hiệu.
Từ xưa, dân gian đã thường sử dụng những vị thuốc, có tính chất “đắng" (được gọi là khổ), để trị bệnh với quan niệm “thuốc đắng giã tật”. Trong 3 loại khổ sâm trị bệnh thì "khổ sâm cho lá” được sử dụng chữa bệnh phổ biến nhất.
"Khổ sâm cho lá" có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep. Loài cây này thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Dân gian còn gọi là Khổ sâm Bắc bộ hay cây cù đèn. Dân tộc Thái thì gọi là cây co chạy đón.
Cây khổ sâm nhỏ có đặc điểm cao 0,7 – 1,0m. Phần lá mọc cách hoặc hơi so le. Cả hai mặt lá đều có phần lông tơ và mọc gần như đối nhau trên cành cây. Lúc phơi khô lên thì mặt trên của lá khổ sâm thường có màu nâu đen còn mặt phía dưới thì có màu hơi bạc. Cụm hoa khổ sâm thường mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
Khổ sâm vốn là loài cây mọc hoang rất phổ biến ở nước ta. Hiện tại, khi đã nắm được tác dụng của cây khổ sâm thì nhiều vùng đã trồng loài cây này, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc.
Cây khổ sâm có tác dụng gì?
Cây khổ sâm chữa bệnh gì hay tác dụng của cây khổ sâm vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
1. Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền thì khổ sâm có vị đắng, tính hàn, quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Đại tràng. Khi phơi khô, là vẫn mang vị đắng, khổ sâm có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, sát trùng, lợi niệu, khu phong, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới hay tiểu tiện khó hoặc ngứa ngoài da, phong hủi,...
Bên cạnh đó, loài cây này còn được sử dụng thường xuyên thường để dùng làm thuốc bổ đắng, thuốc lợi niệu hay thuốc dùng ngoài. Liều dùng phổ biến từ dân gian là từ 3 – 10g. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng Khổ sâm chung với lê lô và nên cực kỳ thận trọng đối với bệnh nhân mắc chứng tỳ, vị hư hàn.
2. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại thì khổ sâm có các tác dụng:
Kháng khuẩn: Lá khổ sâm giúp ức chế trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B và tụ cầu vàng cùng các loại nấm ngoài da.
Chống rối loạn nhịp tim (do matrin, kurarinon). Cụ thể là lá khổ sâm tham gia vào quá trình làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, từ đó chống thiếu máu cơ tim, đồng thời làm hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch.
Làm giảm hen suyễn, loại bỏ đờm cũng là một tác dụng của cây khổ sâm.
Bên cạnh đó, loài cây này còn làm lợi niệu, chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng do nhóm quinolon gây ra và đặc biệt giúp giảm đau.
Chống ung thư và các hoạt động miễn dịch do một chất có tên gọi polysaccharid (SFPW1) có trong khổ sâm.
Tác dụng nổi bật khác của khổ sâm là chữa đau bụng không rõ nguyên nhân. Chỉ cần hái vài lá khổ sâm, rồi nhai với một ít hạt muối. Nếu bạn thấy buồn nôn kèm chứng sôi bụng thì cũng có thể áp dụng cách này.
Với những ai đang bị khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn, gãi liên tục thì cũng nên dùng khổ sâm. Bài thuốc này dùng tất cả các loại lá: khổ sâm, kinh giới, lá đắng cay, lá trầu không mang nấu nước xông và tắm rửa sẽ rất hiệu nghiệm.
Ít người biết khổ sâm còn là một loại dược liệu có tác dụng chống phóng xạ, thậm chí phòng trị được chứng bạch cầu giảm.
Nhiều bệnh nhân đã chữa được bệnh vẩy nến với bài thuốc sau từ khổ sâm: Chuẩn bị khổ sâm 15g, quả ké 10g, kim ngân 15g, huyền sâm 15g, sinh địa 15g. Mang tất cả đem tán bột làm thành viên. Mỗi ngày uống từ 20-25g sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Lá khổ sâm kết hợp cùng bồ công anh với nhân trần, mỗi vị lấy 12g rồi cũng mang đi tán bột với lá khôi, chút chít, mỗi vị 10g. Mỗi ngày mang phần bột này (khoảng 30g) pha với nước đun sôi, khuấy đều và uống dần sẽ rất tốt cho dạ dày.
Chính vì những tác dụng của cây khổ sâm với sức khỏe và công dụng trị bệnh mà loài cây này được các thầy thuốc tận dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa đau, trị viêm và được nhiều người tin dùng.
Những tác dụng nổi bật của cây khổ sâm
Rất nhiều tác dụng của cây khổ sâm cho lá nổi bật dưới đây có thể nhiều người chưa biết, cụ thể như sau:
1. Khổ sâm trị mụn
Nhiều người biết rằng khổ sâm có khả năng kháng khuẩn: ức chế đối với trực khuẩn lỵ hay liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng. Nhưng ít ai biết loài cây cho lá này cũng có tác dụng chữa bệnh nhiễm trùng da hay nhiễm khuẩn cũng như các loại bệnh nấm ngoài da.
Chỉ cần dùng nước sắc khổ sâm sẽ phát huy được tác dụng trị mụn hiệu quả. Vì những thành phần có trong khổ sâm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông khiến bạn nhanh chóng có một làn da sạch hơn và triệt tiêu tác nhân gây mụn.
2. Lá khổ sâm chữa ho
Theo Đông y thì lá khổ sâm mang vị đắng, có tính lạnh nên rất hữu hiệu nếu dùng để thanh nhiệt, sát khuẩn, làm lợi niệu. Chính vì tác dụng của cây khổ sâm nổi bật này mà chúng thường được sử dụng để điều trị chứng ho, viêm họng, vàng da hay táo bón.
3. Cây khổ sâm chữa đau dạ dày
Ngoài ra, lá khổ sâm chữa dạ dày cũng khá công hiệu. Nếu đang bị những cơn đau này hành hạ thì bạn hãy thử dùng bài thuốc sau:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 12g lá khổ sâm, 50g lá khôi, 20g lá bồ công anh. Mang tất cả nguyên liệu cho vào ấm cùng 600 ml nước. Sau khi đã sắc đặc cho đến khi trong ấm chỉ còn khoảng 200ml nước thì mang xuống và chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Nếu uống liên tục 10 ngày rồi lại nghỉ 3 ngày và cứ thế uống tiếp, lặp lại theo chu kỳ thì sẽ rất mau khỏi.
4. Khổ sâm chữa tiêu chảy
Lá khổ sâm và lá phèn đen chữa tiêu chảy
Chữa tiêu chảy của là tác dụng của cây khổ sâm mà y học đánh giá cao. Cách là bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cái một nắm lá khổ sâm và lá phèn đen, rồi đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm đất, sắc uống lên như nước chè.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với việc dùng thêm các vị thuốc như lá mơ lông, lá rau sam, một ít lá khổ sâm, vài cọng nhọ nồi, cỏ sữa. Chuẩn nhất là chọn mỗi thứ 10g, mang lên sắc uống ngày 1 thang và dùng thường xuyên để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt.
Cây khổ sâm chữa đi ngoài khi kết hợp với cỏ sữa
Khổ sâm phối hợp với cỏ sữa lớn lá hoặc nhỏ lá và lá phèn đen hoặc vỏ cây mức hoa trắng cũng làm nên bài thuốc chữa đi ngoài hiệu quả. Đây là tác dụng của cây khổ sâm được đánh giá cao.
Lá khổ sâm và dây ngấy hương trị đau bụng lâm râm
Nếu bạn không bị tiêu chảy mà chỉ bị chứng đau bụng lâm râm hay thường thấy đau bụng sau khi ăn, mắc chứng đầy bụng, khó tiêu thì bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá khổ sâm và dây ngấy hương. Mang các vị này đem phơi khô.
Khi nấu thì dùng mỗi thứ một nắm (khoảng 30 – 40g), cho thêm 3 lát gừng và sắc thành nước uống. Dùng nước sắc từ 2 thứ lá trên uống thay trà sẽ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau kể trên rất tốt.
Với những trẻ đang bị đi ngoài thì các mẹ vẫn dùng được bài thuốc từ khổ sâm và ngấy hương như trên, sẽ trị khỏi nhanh chóng cho bé. Nếu chỉ có một trong 2 thứ bạn vẫn sắc và cho bé uống như nước trà cũng rất hiệu nghiệm.
5. Cây khổ sâm trị chứng chốc đầu
Ngoài trị bệnh thì tác dụng của cây khổ sâm còn thể hiện ở việc tắm và trị chứng chốc đầu cho các bé. Các mẹ có thể chọn cách lấy lá khổ sâm nấu nước tắm hoặc hái lá tươi rồi đem rửa sạch, giã đắp trực tiếp lên vùng bị chốc đầu hay lở nóng sẽ giúp bé yêu dễ chịu và thoải mái hơn.
6. Khổ sâm chữa viêm lộ tuyến
Trong những thành phần của cây khổ sâm có nhiều hoạt chất alcaloid. Đây chính là chất có tác dụng chống viêm rất tốt. Chính vì vậy, khổ sâm thường được chọn là nguyên liệu để điều trị nhiều bệnh phụ khoa.
Người bệnh có thể tiến hành việc điều trị bệnh tại nhà với các bước đơn giản như sau:
Lấy vài cây khổ sâm tươi, nhớ rửa thật sạch rồi mới cắt nhỏ. Sau đó bạn đem đi sấy cho thật khô hoặc sao vàng.
Đem khổ sâm đã sấy khô tán thành bột thật mịn.
Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g bột khổ sâm rồi pha với nước ấm. Để tác dụng của cây khổ sâm thể hiện rõ nhất thì nên dùng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là trước mỗi bữa ăn.