Nội dung bài viết:
Những ưu - nhược điểm của phương pháp Tây Y
Các loại tân dược được ưa chuộng trong hạ mỡ máu, phòng ngừa tim mạch bao gồm:
Nhóm statin: Lovastatin, Simvastatin (biệt dược Zocor), Fluvastatin…
Nhóm fibrat: Gemfibrozil, Clofibrate, Fenofibrat.
Nhóm resin gắn với acid mật: Cholestyramin.
Vitamin PP thuộc nhóm niacin.
Thuốc Ezetimibe.
Nhìn chung các loại tân dược phát huy tác dụng hạ mỡ máu rất nhanh và mạnh nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà ai sử dụng cũng sẽ phải đối mặt như: tăng cân, béo phì, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng.
Trường hợp dùng lâu dài sẽ dẫn đến hại gan, thận, đặc biệt bất tiện cho người gặp các bệnh ở đường tiêu hóa và rất dễ gây ra tình trạng lờn thuốc.
Các loại lá uống giảm mỡ máu
Chữa bệnh máu nhiễm mỡ bằng lá sen
Lá sen từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa say nắng, đau bụng, tiêu chảy. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã khám phá thêm công dụng của lá sen là giúp hạ mỡ máu, giải đáp thắc mắc máu nhiễm mỡ uống lá gì hiệu quả. Các bài thuốc từ lá sen hạ mỡ máu từ lâu đã được ông cha ta sử dụng.
Dưới đây là một số cách dùng đơn giản, dễ thực hiện:
- Chuẩn bị lá sen tươi và vỏ đậu xanh, mỗi loại khoảng 10 – 20g, rửa sạch rồi hãm nước uống hàng ngày.
- Dùng lá sen khô: Lá sen tươi thái nhỏ, phơi khô và sắc hoặc hãm nước uống hàng ngày.
Lá giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một trong những thảo dược cổ quý hiếm, được người dân Nhật Bản coi như thần dược, còn đặc biệt gọi là cỏ “trường sinh”.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc tự nhiên trong nhân sâm có tác dụng giảm mỡ trong máu, ngừa mảng xơ vữa, tăng lưu thông máu và ổn định huyết áp hiệu quả. Vì vậy giảo cổ lam có thể được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả.
Ngoài ra cây còn có tác dụng kìm hãm tế bào ung thư, chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ từ lá đỏ ngọn
Các nhà nghiên cứu đến từ Học viện Quân Y đã chứng minh dược chất flavonoid có trong lá đỏ ngọn có công dụng thải trừ các gốc tự do (mỡ máu xấu) ra ngoài hiệu quả.
Ngày nay cây Đỏ ngọn còn được chứng minh có thể giúp bào mòn các mảng xơ vữa trong mạch máu, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim…
Các loại cây chữa máu nhiễm mỡ
Cây lá đắng (cây mật gấu)
Máu nhiễm mỡ uống cây gì? Cây lá đắng là loại cây khá dễ trồng, lá của cây có vị đắng nên được gọi là cây lá đắng. Cây có tác dụng: Ổn định đường huyết, huyết áp, chữa rối loạn tiêu hóa, táo bón, chữa ho, đau bụng, hạ cholesterol và cải thiện máu nhiễm mỡ.
Bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ từ cây mật gấu như sau: Chuẩn bị 5 – 10 lá tươi, rửa sạch và vò nát lá. Sau đó, hãm lá này với 1 lít nước sôi và uống hàng ngày.
Cây dâu tằm
Bài thuốc hạ mỡ máu được nhiều người sử dụng bao gồm 17 vị thuốc quen thuộc: Rễ cây chuối tiêu, rễ cây dừa, rễ cau, rễ và lá của cây lá gai, rễ cây dứa, vỏ rễ và thân cây dâu tằm, vỏ rễ cây sung, rễ cây ngái, cây tầm gửi, cây bìm bìm, cây sả...
Các vị thuốc này nên được thu hái vào ngày trời nắng, sau đó sao khô, hạ thổ và dùng dần. Bạn có thể sắc nước uống từ các loại nguyên liệu này và dùng trong thời gian dài để hạ mỡ máu hiệu quả.
Trà xanh giúp hạ mỡ máu
Trà xanh từ lâu đã được biết đến là thảo dược, có nhiều công dụng hiệu quả như chống oxy hóa, tốt cho dạ dày... Ngoài ra, trà xanh còn giúp chống lại quá trình xơ vữa động mạch, có thể làm giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ hiệu quả. Có thể hãm lá trà xanh uống hàng ngày rất tốt.
Táo mèo
Táo mèo từ lâu được biết đến với công dụng điều trị mỡ máu cao. Người bệnh có thể ngâm táo mèo với đường thành siro hoặc ngâm táo mèo với rượu để sử dụng. Mỗi ngày uống khoảng 20 – 30ml sẽ đem tới hiệu quả làm sạch mạch máu và hạ mỡ máu đáng kể.
Bí đỏ
Bí đỏ có hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Để hạ mỡ máu cao chỉ cần gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành nhiều miếng nhỏ sau đó xay nhuyễn cùng với nước, chắt lấy nước để uống hàng ngày. Sau nửa tháng áp dụng bài thuốc này nhất định cơ thể sẽ có sự thay đổi.
Tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị mà còn được biết đến có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có tác dụng hạ mỡ máu cao hiệu quả. Đặc biệt việc sử dụng tỏi để hạ mỡ máu cũng vô cùng đơn giản.
Mỗi ngày người bệnh có thể ăn một, hai tép tỏi hoặc có thể dùng 200g tỏi bóc vỏ, giã nát, sau đó dùng nước cốt chanh vắt vào ngâm. Trước khi đi ngủ uống khoảng 10ml sẽ giúp điều chỉnh lượng mỡ trong máu rất tốt.
Ngoài ra cũng có thể dùng chanh - tỏi theo công thức 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội, cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày. Mỗi ngày dùng tối đa 50 ml, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Cây ngưu tất
Ngưu tất thái lát mỏng khoảng 12g. Sau đó, sắc nước sôi với ngưu tất và lấy nước uống thay trà hàng ngày. Ngưu tất giúp giảm cholesterol và triglycerid rất hiệu quả và an toàn, có thể áp dụng lâu dài mà không cần lo lắng đến các tác dụng phụ.
Những lưu ý khi chữa mỡ máu cao theo phương pháp dân gian
Các loại thảo dược đa phần được dân gian truyền miệng qua những người đi trước và gần như không được kiểm chứng về chất lượng, về hiệu quả điều trị từ các chuyên gia. Do đó trong quá trình sử dụng cần tìm hiểu thật kĩ. Nếu có thể nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y trước khi áp dụng hàng ngày.
Ngoài ra còn một thực trạng rất đáng báo động hiện nay đó là tình trạng các thảo dược không có nguồn gốc rõ ràng, được bày bán một cách tràn lan, không được cơ quan nào kiểm chứng về chất lượng nên rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng.
Tóm lại người có mỡ máu, mỡ gan cần tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn thảo dược để chữa bệnh.
Bị bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng gì?
Máu nhiễm mỡ cần kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là gợi ý cho bạn:
Kiêng uống rượu, bia.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, dầu mỡ như đồ chiên rán, nội tạng động vật…
Bỏ hút thuốc lá.
Đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, lạp xưởng
Hạn chế sử dụng đường tinh chế và các sản phẩm chứa nhiều đường.
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ từ các loại lá và các loại cây trong dân gian. Tuy nhiên, để sử dụng một cách an toàn và đạt hiệu quả cao, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị thích hợp nhất với bản thân từng người.