Giấm táo có rất nhiều chất dinh dưỡng và enzyme tốt cho hệ tiêu hóa, dịu đau họng với nước súc miệng dấm táo, trị mụn cơm bằng giấm táo hiệu quả, trị gàu và dưỡng đẹp da hoàn toàn tự nhiên. Với những lợi ích như vậy, các chị em sao không thử học cách làm giấm táo hoàn toàn tự nhiên, đơn giản và chất lượng trong bài, chuẩn bị giấm táo cho bản thân và cả gia đình sử dụng tiện lợi nhất.
Hướng dẫn cách làm giấm táo tại nhà tự nhiên chất lượng nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm giấm táo:
Các thứ cần chuẩn bị để làm giấm táo tại nhà. Ảnh: FabHow
- 2-3 bình thủy tinh sạch
- Táo: Số lượng sao cho vừa 3/4 bình, có thể lựa chọn táo xanh, táo đỏ hoặc táo mèo đều được.
- Đường mía hữu cơ
- Nước lọc
- Miếng vải lọc
- Một túi zip
Cách làm dấm táo chi tiết nhất
Bước 1: Rửa sạch bình nước rồi để khô.
Trong lúc chờ bình khô thì cắt táo thành từng miếng nhỏ như hình.
Thái nhỏ táo thành từng miếng để làm giấm táo đơn giản hơn. Ảnh: FabHow
Bước 2: Táo cắt xong thì xếp vào bình lần lượt.
Sau khi xếp xong thì các bạn chuyển sang pha nước. Cứ hai chén nước thì pha với 1 thìa đường trắng, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn. Đổ dung dịch nước đường được pha ngập táo trong bình.
Pha nước đường theo tỉ lệ tạo môi trường lên men nước táo. Ảnh: FabHow
Bước 3: Cho nước vào túi zip, khóa lại, sau đó đặt phía trên lớp táo trong bình, đảm bảo rằng táo ngập hết trong nước. Bởi hoa quả khi ngâm thường có xu hưởng nổi lên trên mặt nước, bị thâm xấu, lâu ngày thành hỏng, đặt túi zip sẽ hạn chế được tình trạng này.
Đặt túi zip lên lớp táo là mẹo giúp táo chìm hẳn trong nước. Ảnh: FabHow
Bước 4: Đặt một miếng vải màn lọc phủ kín trên miệng bình, dùng dây cao su hoặc mảnh vải buộc kín miệng bình lại. Cất bình ở khô mát, nhiệt độ ổn định, trong góc tối.
Ủ bình táo để trong chỗ thoáng mát, ít ánh sáng. Ảnh: FabHow
Cứ 2-3 ngày kiểm tra lại một lần, khi các chị em thấy có bong bóng xuất hiện trong bình, tức là quá trình lên men đang diễn ra đúng tiến độ, quan sát cẩn thận để đảm bảo không có dấu hiệu ẩm mốc hay hỏng táo trong bình.
Bước 5: Sau khoảng 70 ngày kể từ khi bắt đầu làm giấm táo thì các chị em lấy bình mang ra khỏi nơi đang ủ, nếu nhận thấy các miếng táo đã nhẹ hơn và nổi lên, không còn chìm xuống dưới đáy bình thì tức là quá trình lên men làm giấm táo đã hoàn tất.
Ủ táo trong khoảng 70 ngày, cứ 2-3 ngày kiểm tra một lần. Ảnh: FabHow
Bước 6: Bỏ tầm vải buộc phía trên và nhấc túi zip ra khỏi bình, rồi chuẩn bị một bình thủy tinh mới, lót tấm vải lọc phía trên rồi rót từ từ phần nước trong bình qua tấm vải lọc để được phần nước giấm táo sạch và chất lượng nhất, bỏ qua phần táo ngâm.
Chắt nước táo ra một bình riêng và tiếp tục ủ trong góc tối, nơi khô mát. Ảnh: FabHow
Bước 7: Với bình nước táo lên mới, các bạn cũng bọc lại bằng vải sạch và buộc lại bằng dây cao su, cất lại bình ở nơi ủ cũ khô thoáng, tối cũ để lên men những bước cuối thành giấm táo hoàn chỉnh trong 60 ngày tiếp theo.
Tiếp tục ủ bình nước táo lên men mới thu được trong 60 ngày tiếp theo. Ảnh: FabHow
Sau 60 ngày bỏ ra nếm thử xem đã được hương vị như các chị em mong muốn chưa. Nếu chưa được thì lại bọc lại và cất ủ tiếp trong mấy ngày nữa để tiếp tục lên men. Nếu được rồi thì lại lọc chuyển dấm táo sang bình mới, đóng nắp lại và cất trong bếp sử dụng hàng ngày.
Khi đã đạt được hương vị mong muốn thì các bạn lại lọc lần nữa và chiết nước giấm táo sang một bình mới. Ảnh: FabHow
Vậy là các chị em đã hoàn thành xong các bước làm giấm táo tại nhà rồi đấy nhé. Tuy mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn các chị em sẽ làm được những bình dấm táo chất lượng có hương vị thơm và đúng ý nhất với chi phí tiết kiệm hơn hẳn so với giá ngoài thị trường. Nhất là với những bình dấm táo mèo có thêm tác dụng giải rượu, chữa khát giá rất đắt ngoài thị trường. Cách làm dấm táo mèo cũng tương tự như vậy thôi các chị em nhé.
Cách bảo quản giấm táo tại nhà
Sau khi làm giấm táo thành công thì chị em để bình giấm táo ở chỗ thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Ruồi và côn trùng rất thích giấm táo nên chị em nhớ bọc kỹ cũng như đậy nắp cẩn thận nếu không chúng sẽ làm bẩn giấm táo.
Khi đã lưu trữ giấm táo trong bình mà đôi khi có nhìn thấy bọt trắng trên bề mặt thì cũng đừng lo lắng nhé, đó chính là những đốm chưa vi khuẩn sống được hình thành từ quá trình lên men, nó chính là cội nguồn cho hàng loạt lợi ích mà giấm táo mang lại. Tuy nhiên, nếu quan sát bọt có màu khác hoặc chuyến sang màu xanh, đen, xanh lục tức là giấm bị hỏng nên bỏ đi, không sử dụng nữa.
Những lưu ý để làm dấm táo chất lượng nhất
- Hãy đảm bảo rằng đã lựa táo thật sạch không chứa thuốc sâu hay thuốc bảo quản, rửa kỹ táo sạch bụi bẩn, tạp chất.
- Khi làm giấm táo thì có cho thêm đường tạo môi trường để vi khuẩn có thể lên men, ngoài đường ra thì chị em sử dụng mật ong thay thế cũng được, tuy nhiên mật ong sẽ khiến thời gian làm giấm táo kéo dài hơn và không được thực sự chất lượng như làm với đường. Và trước sau thì đường cũng sẽ lên men nên các chị em không lo sẽ khi sử dụng giấm táo sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu đâu.
- Và một điểm nữa là các bạn cần chú ý là khi lựa chọn táo để làm giấm phải đảm bảo rằng tất cả chúng đều cùng một giống để có hương vị đồng đều nhất.
Giờ các chị em nắm được cách làm giấm táo tại nhà thì quá tiện lợi và hữu ích rồi phải không?
(Nguồn: FabHow, Wellnessmama)