Phụ Nữ Sức Khỏe

Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày

Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe trẻ em, chiếm gần 1 trong 10 ca tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Hàng ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỷ em) hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đó là thông tin được Mạng lưới Báo chí Biến đổi Khí hậu và Năng lượng đưa ra trong thông cáo báo chí mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tác động của ô nhiễm không khí đối với trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2016 có khoảng 600.000 trẻ em qua đời do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới gây ra bởi không khí ô nhiễm. Đặc biệt, mới đây, một báo cáo mới của WHO mang tên “Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em: Kê đơn không khí sạch” đã đánh giá tác động tiêu cực của cả ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà đối với sức khỏe của trẻ em, nhất là tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Báo cáo cho thấy khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm, họ có nhiều nguy cơ sinh non, đồng thời trẻ sinh ra nhỏ và nhẹ cân. Không khí ô nhiễm cũng tác động xấu đến sự phát triển trí não, khả năng nhận thức và có thể gây ra nguy cơ bị hen suyễn và ung thư ở trẻ em.

Tình trạng ô nhiễm, khói bụi ngày càng tăng tronng khu dân cư (Ảnh: Thanh Tùng)

Trẻ em tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch trong những giai đoạn sau của cuộc đời.

Cụ thể ô nhiễm không khí trong nhà do nấu ăn và ô nhiễm không khí môi trường xung quanh (bên ngoài) gây ra hơn 50% bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: “Không khí ô nhiễm đang đầu độc hàng triệu trẻ em và phá hoại cuộc đời của chúng. Đó là điều không thể tha thứ. Mỗi đứa trẻ sẽ cần được hít thở không khí trong lành để chúng có thể phát triển và phát huy đầy đủ tiềm năng của chúng. ”

Theo WHO, trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn, dễ nhiễm các chất độc hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ở nhà, trong khi nhiều gia đình sử dụng các loại nhiên liệu như củi và dầu hỏa để nấu ăn, sưởi ấm và thắp sáng, trẻ nhỏ sẽ tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn so với những trẻ em dành nhiều thời gian bên ngoài nhà hơn.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đối với trẻ em, WHO đề xuất một số giải pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm không khí như đẩy nhanh chuyển đổi sang các công nghệ và nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm sạch, thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện vận tải sạch hơn, nhà ở tiết kiệm năng lượng và quy hoạch đô thị,...

“Ô nhiễm không khí đang tác động xấu đến trí não của con cái chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng theo nhiều cách hơn so với những gì chúng tôi nghi ngờ nhưng có rất nhiều cách có thể thực hiện được để giảm phát thải các chất gây ô nhiễm nguy hiểm.

Chúng tôi đang chuẩn bị nền tảng cho việc sản xuất điện phát thải thấp, công nghệ công nghiệp sạch hơn, an toàn hơn và quản lý chất thải đô thị tốt hơn”, Tiến sĩ Maria Neira, Trưởng bộ phận Y tế công cộng, các yếu tố môi trường và xã hội về sức khỏe tại WHO cho hay.

Theo Nguyễn Hoa/ Báo Lao Động Thủ Đô

Tin liên quan

5 điều cha mẹ nên làm khi trẻ được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Chuyên gia tim mạch Trần Lê Vũ khuyến cáo, khi con trẻ được chẩn đoán tứ chứng Fallot, một bệnh...

Cách nấu các món cháo ruốc cá hồi cho bé có đôi mắt sáng, tăng cường chỉ số thông minh

Món cháo ruốc cá hồi cho bé ăn dặm sẽ cực kỳ hấp dẫn, thơm ngon khi mẹ chế biến...

Chỉ mặt đồ ăn vặt gây ung thư bán đầy cổng trường: Cha mẹ bỏ tiền mua cái chết cho...

Đồ ăn vặt độc hại chứa chất gây ung thư đang được bán đầy cổng trường học, nhưng nhiều cha...

Mẹ có biết: Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để con thông minh?

Bổ sung DHA cho trẻ đúng cách sẽ giúp não bộ con phát triển, tăng chỉ số trí tuệ, giúp...

Nghìn mẹ truyền cách chữa viêm tai giữa, bác sĩ cảnh báo con có thể điếc vĩnh viễn

Tất cả các chất không sạch sẽ, không tốt khi đưa vào tai có thể gây biến chứng thủng màng...

Đứa trẻ có những đặc điểm này, tương lai dễ thấp lùn, khó phát triển chiều cao

Theo số liệu gần đây, khoảng 50% trẻ em không đạt được chiều cao di truyền và không thể đáp...

Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Cháu tôi mới sinh nhưng phải nằm viện vì nghi ngờ bị thiểu năng tuyến giáp. Xin hỏi bệnh gây...

Tin mới nhất

4 loại cá tốt ngang insulin tự nhiên, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, tiếc gì mà không mua...

5 giờ trước

Thực hư việc ăn thịt kho tàu thường xuyên có khả năng gây ung thư?

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo những bộ phận của gà tuy ngon nhưng tuyệt đối không nên ‘đụng đũa’, nếu không...

5 giờ trước

4 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn có thể mắc phải và cách khắc phục

5 giờ trước

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

1 ngày 3 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

1 ngày 3 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

1 ngày 3 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

1 ngày 3 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình