Phụ Nữ Sức Khỏe

Hội chẩn từ xa cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng, nguy kịch

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa, đặc biệt có sự xuất hiện của EV71 là tác nhân thường gây bệnh tay chân miệng nặng, nguy cơ tử vong cao.

Ảnh minh họa

Ngày 9-6, PGS. TS. Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh viện vừa hội chẩn từ xa với khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cứu sống một bệnh nhi tay chân miệng (TCM) nguy kịch (độ 4) do Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh nhi N.P.Ng. (nữ, 23 tháng tuổi, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu), nhập viện vì sốt cao kèm giật mình chới với. Bé bệnh 2 ngày. Ngày 1 sốt nhẹ, ăn kém hơn so với ngày thường, người nhà có cho bé uống hạ sốt và tự mua tại nhà thuốc nhưng không thuyên giảm nên đưa bé đi khám và nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Tại đây, bé được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 2a.

Sau nhập viện 2 giờ, bệnh nhi diễn tiến nặng sang độ 3 với giật mình nhiều, mạch nhanh và tăng huyết áp. Ngay lập tức các bác sĩ đã điều trị đặc hiệu bằng thuốc Immunoglobulin, vận mạch, chống co giật. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện, bé suy hô hấp nặng được đặt nội khí quản thở máy, sốt cao liên tục và rối loạn huyết động học với mạch nhanh 200 lần/ phút, huyết áp thấp đe dọa tính mạng bệnh nhi.

Các bác sĩ khoa Nhi lập tức hội chẩn từ xa với PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1 để chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên tình trạng bệnh nhi rất nặng, việc chuyển viện không an toàn nên đã hội chẩn từ xa, hướng dẫn cách xử trí và tiến hành kỹ thuật lọc máu cấp cứu cho bệnh nhi. Đây là kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu Nhi đã được khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chuyển giao cho các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu.

"Lọc máu là phương pháp điều trị hiệu quả góp phần cứu sống nhiều bệnh nhi TCM nặng, nhưng đây là một kỹ thuật rất khó do bệnh nhi TCM thường là trẻ nhỏ (nhỏ tuổi và nhỏ ký) và tình trạng nặng nên dễ thất bại. Qua hội chẩn từ xa, các bác sĩ khoa Nhi đã thực hiện lọc máu thành công giúp ổn định sinh hiệu và cứu sống bệnh nhi", PGS-TS Phạm Văn Quang thông tin.

Sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã xuất viện khỏe mạnh, không di chứng thần kinh

Trước đó, một bệnh nhi L.T.A. (28 tháng tuổi) bị tay chân miệng độ 4, phù phổi cấp đe dọa tính mạng đã được các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Bạc Liêu hội chẩn từ xa với PGS-TS Phạm Văn Quang để tiến hành lọc máu cấp cứu. Rất may bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa, đặc biệt có sự xuất hiện của EV71 là tác nhân thường gây bệnh tay chân miệng nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy bệnh nhi tay chân miệng cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời. Đối với các bệnh nhi có loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, nhất là khi bệnh nhi có kèm dấu hiệu giật mình chới với.

Các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cần chú ý như sốt cao liên tục, khó hạ, sốt trên 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt… Khi có các dấu hiệu này cần đưa bệnh nhi đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tuần qua, thành phố ghi nhận 287 ca mắc TCM, tăng 133,3% so với trung bình 4 tuần trước (123 ca). Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và các trường hợp khám ngoại trú.

Số mắc tích lũy từ đầu năm đến nay là 1.972 ca. Thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh của Thành phố, có 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh TCM có triệu chứng nặng đang điều trị tại các bệnh viện nhi của Thành phố được phát hiện EV71 và đều có kiểu gen B5 khi tiến hành giải trình tự gen.

EV71 chính là tác nhân gây dịch lớn năm 2011, 2018. Với số ca bệnh nặng kèm sự xuất hiện của EV71, tình hình dịch bệnh TCM được dự báo diễn biến phức tạp trong thời gian sắp tới.

Theo THÀNH SƠN/Sài Gòn Giải Phóng

Tin liên quan

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng trở nặng: Chuyên gia dự đoán số ca sẽ tăng cao

Theo chuyên gia, số ca bệnh tay chân miệng thời gian tới có nguy cơ tăng cao.

Người đàn ông phát hiện mắc ung thư phổi sau khi có 4 dấu hiệu bất thường

Ngày 30/5, Bệnh viện Bạch Mai vừa thông tin về một trường hợp bệnh nhân ung thư phổi di căn...

Lưỡi có những vị lạ này, coi chừng sức khỏe đang “lên tiếng kêu cứu”

Theo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.

CẢNH BÁO: 4 thời điểm dùng điện thoại độc hại nhất, tăng nguy cơ béo phì, mang lại đủ thứ...

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi dùng điện thoại để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bộ Y tế cảnh báo, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong thời gian tới nắng nóng...

Viêm loét dạ dày nghiêm trọng sau đợt ôn thi vào lớp 10

Căng thẳng ôn luyện để thi vào lớp 10, một học sinh lớp 9 bị sốt cao, đau bụng dữ...

TP Hồ Chí Minh: Triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ

Ngày 8/6, các Trạm y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đồng loạt triển khai Chiến dịch...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình