Phụ Nữ Sức Khỏe

Bộ Y tế cảnh báo, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong thời gian tới nắng nóng tiếp tục xảy ra, đặc biệt tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, số ngày nắng nóng xảy ra nhiều hơn trung bình nhiều năm và gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 8/2023 có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng.

Tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản...

Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật chứa độc tố tự nhiên; ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.

Nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thực phẩm không qua gia nhiệt, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, du lịch…

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà kiểm tra ATTP tại trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm). Ảnh: Trần Thảo

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm thời gian tới, Cục ATTP đã ban hành Công văn số 1281/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý ATTP các tỉnh/TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động triển khai:

Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay.

Các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất… Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Các đơn vị thông tin, tuyên truyền kiến thức về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm để nâng cao trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất ATTP.

Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. Tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín, nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng, đặc biệt là trong thời gian bão, lụt xảy ra.

Tuyên truyền để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, độc, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ...; chú ý bảo đảm an toàn trong chế biến và sử dụng thịt cóc.

Phổ biến các quy định bảo đảm ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất… Yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh.

Các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do Clostridium botulinum. Kiểm soát chất lượng ATTP các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng… đến tay người dân.

Ngoài ra, các đơn vị chủ động dự trữ thuốc men, hoá chất, phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng.

Theo Hà Linh/Kinh Tế và Đô Thị

Tin liên quan

Hơn 1 triệu người có nguy cơ với COVID-19 tại TP HCM

Sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP HCM đã tiến...

Tự chữa đau xương khớp, cụ bà suy tuyến thượng thận

Bệnh nhân có tiền sử đau xương khớp kéo dài, dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn...

Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm -...

TP HCM chỉ đạo 'khẩn' phòng bệnh tay chân miệng

UBND TP HCM mới đây có công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng trên...

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư...

100 trẻ nhập viện vì viêm phổi ở Quảng Ninh, số lượng gia tăng bất thường

Các bệnh nhi vào viện trong tình trạng viêm phổi, thậm chí mờ hai thùy phổi dù trước đó trẻ...

Sốt mò: Không phát hiện sớm có thể gây tử vong

Sốt mò là tình trạng sốt cấp tính, thường gặp vào mùa nóng ẩm. Nếu không phát hiện sớm có...

Tin mới nhất

Thử thách tìm chiếc lược trong 7 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát cực...

8 giờ trước

Bé gái 2 tháng tuổi ở Bình Dương sốc phản vệ sau tiêm và uống vắc xin

8 giờ trước

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Vàng SJC 'nghỉ ngơi' sau ngày 'tăng nóng', quanh quẩn ở mức 84 triệu đồng/lượng...

13 giờ trước

Thời tiết nguy hiểm trong dịp lễ 30/4 - 1/5: Cả nước đón nắng nóng rất gay gắt chưa từng...

13 giờ trước

21 tỉnh, thành thưởng tiền cho phụ nữ nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

13 giờ trước

Nam shipper ở TPHCM bị trộm xe máy với hơn 80 đơn hàng: 'Vợ khóc, tôi suy sụp tinh thần,...

13 giờ trước

Cả xã tá hỏa vì dòng chữ ‘Con xin lỗi bố mẹ vì áp lực học tập’, người dân nỗ...

1 ngày 14 giờ trước

Giá vàng hôm nay 25/4/2024: Vàng SJC đảo chiều 'phi mã', tăng cả triệu sau một thông báo của Ngân...

1 ngày 14 giờ trước

Trong 6 giây, nếu tìm ra cây chổi để dọn dẹp sàn nhà bừa bộn thì bạn là thiên tài

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình