Phụ Nữ Sức Khỏe

Hỏi bác sĩ: Ăn dặm và những ngộ nhận ảnh hưởng hệ tiêu hóa của con

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ về giai đoạn ăn dặm và hệ tiêu hóa của bé. Trong đó, có những ngộ nhận mẹ Việt thường hay mắc phải cần khắc phục ngay.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

 1. Một số mẹ tin rằng ăn dặm sớm sẽ giúp con nhanh lớn, điều này có đúng không thưa bác sĩ?

Không phải cứ ăn dặm sớm thì bé sẽ lớn nhanh hơn. Dưới 6 tháng tuổi, hệ men tiêu hóa, enzyme của bé chưa được tiết đầy đủ nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị hạn chế, dễ khiến bé đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống. Ngược lại, ăn dặm quá muộn sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất theo nhu cầu của bé, làm giảm tốc độ tăng trưởng, biếng ăn. 

Mẹ nên chú ý thời điểm “vàng” để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu như: ngồi vững vàng, thích “măm măm” đồ chơi hay mở miệng khi thấy món ăn... Mẹ tham khảo 5 dấu hiệu ăn dặm trong video sau.

2. Nguyên nhân các vấn đề tiêu hóa của bé trong giai đoạn ăn dặm đến từ đâu?

Hầu hết vấn đề tiêu hóa của bé đến từ 3 sai lầm sau:

1/ Ăn quá sớm hoặc lại ăn quá muộn.

2/ Ăn quá nhiều/quá ít và chế biến không phù hợp với tuổi của bé.

3/ Ăn không đủ chất.

Cách ăn dặm này lâu dài khiến bé hấp thu kém, chậm phát triển.

Hệ tiêu hóa được ví như là “bộ não thứ hai” của bé với hệ thống thần kinh phức tạp, bảo vệ cơ thể khỏi hại khuẩn. Trong giai đoạn ăn dặm, “bộ não” này vừa phải hoàn thiện, vừa thích nghi với các loại thức ăn mới nên rất “lúng túng”, dễ rối loạn nếu ăn dặm sai cách.

3. Bác sĩ có những lưu ý về nhóm chất dinh dưỡng khi cho con ăn dặm?

Một chế độ ăn dặm chất lượng thì cần có 4 nhóm chất: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Song mẹ Việt có thói quen cung cấp dư đạm, khiến chúng bị “quá tải” gây khó tiêu. Hoặc mẹ ít cho con ăn dầu/mỡ vì sợ béo, nhưng thực ra bé cần 5 - 10ml dầu ăn/ mỡ mỗi ngày để cung cấp năng lượng và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Nhiều mẹ còn lạm dụng nước hầm xương, dầu gấc mà không biết rằng bé vẫn chưa hấp thu được, hay cơ thể bé không cần bổ sung quá nhiều.

Mẹ cần chú ý cân bằng các nhóm dinh dưỡng khi cho bé ăn dặm

4. Những hệ lụy của việc cố ép con ăn quá nhiều trong một bữa như thế nào thưa bác sĩ?

Nhiều mẹ có thói quen cho bé ăn quá nhiều trong 1 bữa, ăn nhiều bữa liên tiếp, ép con ăn và không chuyển tiếp giữa việc bú sữa và ăn dặm. Điều này gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa khi không sản xuất đủ axit và các enzym tiêu hoá để ứng phó kịp với khối lượng thực phẩm quá lớn, từ đó dẫn đến biểu hiện đầy hơi, ợ nóng, nôn trớ tâm lý.

Trung bình các bữa ăn nên cách nhau từ 3 - 4 tiếng và khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi (như bảng dưới).

Khẩu phần ăn tham khảo của trẻ sơ sinh đến 24 tháng tuổi theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia và 10 Nguyên lý ăn dặm của WHO khuyến nghị

5. Bác sĩ có lời khuyên gì cho mẹ bận rộn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khi ăn dặm?

Với mẹ có ít thời gian, có một mẹo nhỏ là lên sẵn thực đơn trong 1 tuần để chủ động chuẩn bị nguyên liệu hoặc chế biến. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và rã đông trong ngăn mát, không rã đông ở nhiệt độ phòng (đặc biệt cá/gà/hải sản) và không đông lại những thực phẩm đã rã đông. Thay vì hâm lại món nhiều lần thì mẹ nên nấu sẵn cháo trắng và thêm các nguyên liệu khác sau. Ngoài ra, mẹ có thể xen kẽ việc tự nấu với nguyên liệu tươi và sử dụng bột ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng và đổi vị cho bé. Lưu ý loại bột ăn dặm mẹ chọn cần có đủ 4 nhóm chất ở trên và cần bổ sung thêm các lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé.

Xin cảm ơn bác sĩ!

 

Bột ăn dặm RiDIELAC GOLD mới là giải pháp chu toàn cho mẹ bận rộn với sự cân bằng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bột đường - đạm - béo - vitamin khoáng chất, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho giai đoạn ăn dặm của bé. Đặc biệt, RiDIELAC GOLD nay còn bổ sung 1 tỉ lợi khuẩn Probiotic. Probiotic có tác dụng giúp tăng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa bé, giúp bé hấp thu nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Mẹ đăng ký nhận ngay mẫu thử TẠI ĐÂY

PV

Tin liên quan

Cách thêm dầu ăn vào món ăn dặm giúp cơ thể bé hấp thu tối đa dưỡng chất, phát triển...

Thêm dầu ăn vào món ăn dặm cho trẻ một cách hợp lý sẽ giúp não bộ trẻ phát triển...

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

Nếu bé đang tập ăn dặm thì mẹ nên học cách nấu cháo trứng gà cho bé. Bởi đây là...

Mách mẹ cách nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Bài viết sẽ cung cấp phương pháp giúp cha mẹ chọn thời điểm và liều lượng gia vị cần nêm...

Mách mẹ cách chế biến dâu tây cho trẻ ăn dặm chuẩn vị thơm ngon để con nhanh cao lớn

Sắc đỏ bắt mắt của những trái dâu tây chín mọng luôn khiến trẻ cực kỳ hào hứng trong từng...

Chuyên gia hướng dẫn cách chế biến các món ăn dặm từ thịt bò giúp bảo toàn nguồn dinh dưỡng...

Làm sao để bảo toàn chất dinh dưỡng khi chế biến các món ăn dặm từ thịt bò cho trẻ...

Cách cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn do bác sĩ hướng dẫn

Trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn thực phẩm rắn. Dưới đây là cách cho trẻ ăn dặm...

Có nên cho trẻ ăn dặm bằng bột yến mạch: Câu trả lời sẽ khiến cha mẹ bất ngờ

Yến mạch là thực phẩm khá mới mẻ đối với các bà mẹ Việt nhưng lại là lựa chọn quen...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình